Các hệ đào tạo tại Việt Nam
10:31 22/02/2023Mỗi người sẽ có những cách học và điều kiện học tập khác nhau chính vì thế các hệ đào tạo chia thành nhiều loại khác nhau để đáp ứng được với nhiều đối tượng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ khái quát sơ lược về một vài hệ đào tạo tại Việt Nam, mọi người hãy cùng đón xem nhé.
1. Hệ đào tạo là gì?
Hệ đào tạo là chương trình được thiết kế để cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho người học về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Hệ đào tạo bao gồm các hoạt động như giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá và kiểm tra, nhằm đảm bảo rằng người học sẽ đạt được mục tiêu học tập và trang bị đủ kiến thức, kỹ năng để phục vụ cho mục đích hoặc nhu cầu cụ thể.
Các hệ đào tạo thường được thiết kế để phù hợp với từng đối tượng như đào tạo đại học, đào tạo cao đẳng, đào tạo nghề, đào tạo sau đại học, đào tạo trực tuyến, đào tạo liên kết, đào tạo doanh nghiệp, đào tạo ngắn hạn và đào tạo ngoại ngữ. Mỗi hệ đào tạo sẽ có các mục tiêu, phương pháp, cấp độ và chương trình học tập khác nhau tùy theo đối tượng học viên và mục đích học tập cụ thể.
Các hệ đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng. Nhờ vào hệ đào tạo, mỗi cá nhân có thể trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thiện bản thân và đóng góp cho sự phát triển của đất nước
Xem thêm: Giới thiệu các hệ đào tạo Đại học phổ biến ở Việt Nam
2. Các hệ đào tạo chính quy ở Việt Nam
Các hệ đào tạo chính quy tại Việt Nam bao gồm đại học chính quy, đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học, văn bằng 2.
Đại học chính quy là hệ đào tạo sinh viên học tập trung tại lớp và được đào tạo ở các trường đại học trong mọi lĩnh vực bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau. Điểm lưu ý là chương trình học của mỗi trường có thể khác nhau, có thể là trường này học môn này ở kỳ trước còn trường kia lại là kỳ sau, tuy nhiên tất cả đều phải đảm bảo được chia theo 3 khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành.Thời gian đào tạo dao động từ 4-6 năm tùy ngành mà bạn theo học.
Đào tạo liên thông áp dụng cho những người đã tốt nghiệp cao đẳng và học liên thông lên đại học cùng ngành để có trong tay tấm bằng đại học. Với đào tạo liên thông thì thời gian sẽ rơi vào khoảng 1,5 – 2 năm.
Văn bằng 2 là hình thức đào tạo dành cho những người muốn theo học nhiều ngành. Khi đã hoàn thành xong 1 chuyên ngành bạn có thể học văn bằng 2 một ngành khác. Đối với những ngành học mới mà bạn chọn học văn bằng 2 thuộc cùng với nhóm ngành bạn đã tốt nghiệp văn bằng 1 thì thời gian học sẽ ngắn hơn bởi vì bạn sẽ được lược bỏ những môn học trùng lặp.
Xem thêm: Những vấn đề xoay quanh tấm bằng đại học hệ đào tạo từ xa
3. Các hệ đào tạo không chính quy ở Việt Nam
Các hệ đào tạo không chính quy hay còn gọi là hệ tại chức, các hệ đào tạo này tạo nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội cho mọi người mở rộng cơ hội nghề nghiệp và con đường thăng tiến trong sự nghiệp.
Các hệ đào tạo không chính quy bao gồm:
Hệ đào tạo từ xa: Đây là hệ đào tạo áp dụng hình thức học trực tuyến tạo điều kiện cho người học được học tập ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ thời gian rảnh nào. Từ đó, hệ đào tạo này giúp người học tối ưu hóa được thời gian và chi phí. Để có thể theo học hệ đào tạo này bạn không cần phải thi tuyển, điều kiện là phải có bằng tốt nghiệp THPT để nộp hồ sơ đăng ký.
Tại Việt Nam hiện nay hệ đào tạo này dần trở nên phổ biến, một số trường có tiếng trong loại hình đào tạo này có thể kể đến như Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Thái Nguyên,…
Văn bằng 1- vừa học vừa làm: là hình thức đào tạo đặc biệt, cho phép sinh viên học tập đồng thời với việc làm việc tại một công ty, doanh nghiệp. Với hình thức này, sinh viên sẽ được học các kiến thức cơ bản và kỹ năng chuyên môn đồng thời áp dụng ngay vào công việc tại nơi làm việc.
Văn bằng 2- vừa học vừa làm: Khác với văn bằng 2 thì chương trình học văn bằng 2 vừa học vừa làm được thiết kế phù hợp với lịch làm việc của người học. Thông thường, người học sẽ phải tham gia vào các buổi học vào buổi tối hoặc vào cuối tuần.
Xem thêm: Góc review: Đại học hệ đào tạo từ xa
4. Hình thức trên tấm bằng của các hệ đào tạo
Sẽ có rất nhiều người thắc mắc là các hệ đào tạo khác nhau liệu nhà tuyển dụng có nhìn vào bằng cấp và so sánh ưa chuộng hệ nào hơn hệ nào hay không. Câu trả lời ở đây là không, ngoài việc có giá trị tương đương nhau thì kể từ tháng 3 năm 2020, trên tấm bằng đại học sẽ không còn ghi hình thức đào tạo là chính quy hay không chính quy nữa.
Mỗi hệ đào tạo sẽ có những điểm thuận lợi và khó khăn riêng trong quá trình học. Chính vì vậy việc xóa bỏ hình thức học trên tấm bằng tạo điều kiện thuận lợi và tạo sự công bằng khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đi xin việc.
Điểm mấu chốt mà các nhà tuyển dụng hướng tới là bạn làm được gì, tạo dựng được giá trị gì cho doanh nghiệp, bằng cấp chỉ là một trong hàng vạn yếu tố tiên quyết cho việc bạn được nhận vào làm hay không. Chính vì vậy hãy không ngừng học hỏi, tìm tòi phát triển năng lực cá nhân tốt nhất có thể, dù theo học hệ đào tạo nào thì bạn cũng cần bồi đắp cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc.
Vừa rồi là những thông tin xoay quanh vấn đề về các hệ đào tạo tại Việt Nam, hi vọng bài viết này của eaof.vn đã giúp bạn khái quát hơn về một số hệ đào tạo hiện nay trong nước. Chúc bạn sớm có được sự lựa chọn phù hợp và tiến xa trên con đường sự nghiệp.
Xem thêm: Cùng tìm hiểu: Các hệ đào tạo ở Việt Nam hiện nay
Nguồn: vieclam123.vn, daotaolientuc.edu.vn, caodangyduocsaigon.com, daihoconline.edu.vn