logo aof

Học Viện Tài Chính

Trung tâm đào tạo từ xa

Hotline: 094.162.8017


Thứ 2 - Thứ 7

Trạm Tuyển Sinh - AUM


116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai của Việt Nam

Trang chủ - Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai của Việt Nam

Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai của Việt Nam

11:34 27/02/2023

Từ năm 2025 trở đi, thị trường lao động tại Việt Nam sẽ chứng kiến một sự biến động mạnh mẽ về xu hướng nghề nghiệp. Nhiều ngành nghề có thể bị loại bỏ, trong khi đó, nhiều cơ hội việc làm mới có thể xuất hiện. Đặc biệt sau khi chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều chính sách tái cấu trúc cơ cấu ngành nghề. Điều quan trọng là ngành nghề mà bạn đang theo đuổi hay đang làm việc có nằm trong nhóm an toàn hay nguy hiểm? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về thị trường tuyển dụng và xu hướng nghề nghiệp trong tương lai của Việt Nam 5 năm tiếp theo.

1. Sự thay đổi xu hướng việc làm của thị trường Việt

xu huong nghe nghiep trong tuong lai cua viet nam

Trước khi tìm hiểu về xu hướng nghề nghiệp trong tương lai của Việt Nam, cần phải xem xét những thay đổi về thị trường lao động. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sẽ tạo ra nhiều việc làm mới hơn 7 lần số việc làm bị mất do quá trình chuyển đổi số. Dự kiến đến năm 2045, sẽ có khoảng 10 triệu việc làm mới được tạo ra, chủ yếu trong ngành dịch vụ hiện đại, và một số lượng ít hơn trong lĩnh vực sản xuất.

Tuy nhiên, dù nhu cầu tuyển dụng nhân sự đang tăng, nhưng 46 triệu lao động Việt Nam vẫn đang đối mặt với nguy cơ không có cơ hội tham gia vào những công việc có mức thu nhập cao trong nhiều năm tới, theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Nguyên nhân của tình trạng này nằm ở hai yếu tố chính:

  • Một là chất lượng lao động của Việt Nam chưa cao dù nguồn lao động rất dồi dào.
  • Hai là tiềm năng của các máy móc lập trình, trang thiết bị công nghệ thông minh có thể thay thế người lao động.

Vấn đề này đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh sự bùng nổ ứng dụng công nghệ số và thiết bị thông minh khi người lao động còn chưa kịp cập nhật. Đặc biệt, khi nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cũng như thu hút đầu tư nước ngoài.

Xem thêm: Lương các ngành nghề ở Việt Nam

2. Chính phủ Việt Nam nói về thị trường lao động trong tương lai

xu huong nghe nghiep trong tuong lai cua viet nam

Chính phủ Việt Nam cần tiến hành các chiến lược phân bố lại trọng tâm và cơ cấu ngành nghề. Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 176 về việc Ban hành Chương trình hỗ trợ để phát triển thị trường lao động cho đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam sẽ phấn đấu với mục tiêu như sau:

  • Chỉ số lao động với kiến thức chuyên môn thuộc chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) nằm trong nhóm 60 quốc gia đứng đầu ở năm 2025 và 55 quốc gia đứng đầu năm 2030.
  • Tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90% vào năm 2030.
  • Kinh tế sẽ có thể chiếm hơn 20% tỉ trọng về GDP của quốc gia trong năm 2025 và phấn đấu lên tới 30% vào năm 2030.
  • Đảm bảo 100% các doanh nghiệp được nâng cao về nhận thức chuyển đổi số vào năm 2025

Theo đó, xu hướng nghề nghiệp trong tương lai của Việt Nam sẽ thay đổi.

3. Chính sách phát triển thị trường lao động trong tương lai của nước ta

xu huong nghe nghiep trong tuong lai cua viet nam

Trong bối cảnh này, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trở thành vấn đề cấp bách đối với chính phủ. Để đạt được mục tiêu đề ra, Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 đã xác định một số giải pháp chính như sau:

Thứ nhất, tập trung đẩy mạnh đổi mới, cải cách giáo dục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Các cơ sở giáo dục và đào tạo sẽ phải tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới chương trình học tập và áp dụng công nghệ vào quá trình đào tạo. Đặc biệt, hệ thống giáo dục và đào tạo nghề cần được cải cách để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh chuyển đổi số.

Thứ hai, tăng cường hỗ trợ, tư vấn, đào tạo cho doanh nghiệp để thúc đẩy chuyển đổi số. Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, để họ có thể tiếp cận và áp dụng công nghệ mới nhất. Đồng thời, chính phủ sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng, các cơ sở giáo dục và đào tạo để xây dựng các chương trình đào tạo và cải tiến kỹ năng nghề nghiệp.

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua chính sách đối với người lao động. Chính phủ sẽ tạo điều kiện để người lao động có thể tiếp cận các chương trình đào tạo và học tập mới nhất để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình. Đồng thời, chính phủ sẽ tăng cường thúc đẩy sự thay đổi về cách thức làm việc, thúc đẩy sự phát triển của các hình thức lao động linh hoạt như lao động tự do, lao động có thời hạn và nhân viên không chính thức.

Thứ tư, tăng cường hệ thống quản lý lao động sao cho công việc được quản lý chặt chẽ và có hiệu quả.

Xem thêm: Góc review: Đại học hệ đào tạo từ xa

4. Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai của Việt Nam

xu huong nghe nghiep trong tuong lai cua viet nam

Vậy xu hướng nghề nghiệp trong tương lai của việt nam sẽ đi về đâu? Dưới những thay đổi của thị trường những chính sách của nhà nước? Đón xem trong phần này của bài viết.

4.1 Một số ngành nghề sẽ có nguy cơ bị đào thải

Dựa trên những quyết định đã nêu ở phần đầu của bài viết, có thể thấy rằng thị trường lao động trong nước đang trải qua một quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng và thích ứng với sự phát triển của các công nghệ hiện đại và quá trình chuyển đổi số. Quá trình này đang ảnh hưởng đến các ngành nghề khác nhau, với mũi nhọn của sự thay đổi đang tập trung vào sự thay đổi các công việc truyền thống và những nghề có tính thủ công cao.

Theo thống kê từ FPT Software, hàng triệu công nhân trong các ngành như may mặc, da giày và lắp ráp điện tử đang đối mặt với nguy cơ mất việc do sự tự động hóa trong sản xuất và thay thế bởi các hệ thống tự động mới. Đặc biệt, xu hướng sử dụng hệ thống live banking của thế hệ Gen Z đang dẫn đến việc hàng chục ngàn giao dịch viên ngồi ở mỗi ngân hàng sẽ bị thay thế bởi công nghệ. Hệ thống đánh giá tín dụng của AI dựa trên big data cũng sẽ thay thế hàng chục ngàn cán bộ tín dụng đánh giá tín dụng.

Các vị trí công việc rườm rà và có tính thủ công cao như nhân viên nhập dữ liệu, kế toán và kiểm toán viên, nhân viên thông tin khách hàng, phân tích tài chính cũng đang đối mặt với nguy cơ thay thế bởi công nghệ và hệ thống tự động mới. Các vị trí luật sư cũng không tránh khỏi sự thay thế bởi công nghệ và hệ thống tự động dựa trên big data.

Xem thêm: Giới thiệu các hệ đào tạo Đại học phổ biến ở Việt Nam

4.2 Những lĩnh vực nghề nghiệp có tiềm năng trong tương lai

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của công nghệ và cách thức làm việc hiện đại đang tạo ra những thay đổi lớn đối với các xu hướng nghề nghiệp trong tương lai. Theo đó, xu hướng nghề nghiệp trong tương lai của Việt Nam sẽ phát triển với các lĩnh vực sau:

Trong lĩnh vực kỹ thuật, các chuyên gia phát triển phần mềm, nhà thiết kế ứng dụng và chuyên gia trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành những người có nhu cầu tăng cao trong tương lai. Họ sẽ giúp đưa ra các giải pháp tối ưu cho các vấn đề kỹ thuật phức tạp, tạo ra những ứng dụng thông minh và giải quyết những vấn đề khó khăn trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Cùng với đó, ngành y tế cũng đang phát triển rất nhanh chóng và có xu hướng trở thành một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất trong tương lai. Các chuyên gia y tế, bác sĩ, điều dưỡng viên và các chuyên gia nghiên cứu mới đang trở thành những nghề được đánh giá cao và có tiềm năng phát triển rất lớn.

Ngoài ra, các nghề liên quan đến môi trường, năng lượng và tài chính cũng đang trở thành những ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ xanh và năng lượng tái tạo sẽ tạo ra những cơ hội việc làm mới cho các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Các chuyên gia tài chính và kế toán cũng sẽ trở thành những nghề được đánh giá cao vì vai trò quan trọng của họ trong việc quản lý và phân tích dữ liệu tài chính.

Dưới đây là những dự báo về nhu cầu nhân lực trong vài ngành nghề quan trọng trong tương lai, đến năm 2025:

  • Ngành Công nghệ thông tin (CNTT): Sẽ có nhu cầu tuyển dụng khoảng 80.000 – 100.000 lao động mỗi năm.
  • Ngành Du lịch: Dự kiến tuyển dụng hơn 27.000 lao động mỗi năm.
  • Ngành Truyền thông/Marketing trên nền tảng kỹ thuật số: Có nhu cầu tuyển dụng hơn 24.000 lao động mỗi năm.
  • Ngành Giáo dục/Đào tạo: Dự báo tuyển dụng hơn 18.000 lao động mỗi năm.

Các ngành nghề khác đóng vai trò quan trọng như năng lượng bền vững, tâm lý, an ninh mạng: Dự kiến tuyển dụng hơn 9.000 lao động mỗi năm.

Đọc thêm: Dùng bằng đại học từ xa có xin được việc không?

5. Lời khuyên để không bị đào thải bởi xu hướng nghề nghiệp tương lai

Để tránh rơi vào tình trạng thất nghiệp và thăng tiến trong sự nghiệp từ năm 2025 trở đi, cả những người lao động mới và những người đã tham gia thị trường lao động trong nhiều năm cần chú ý trau dồi bốn kỹ năng sau:

5.1 Khả năng ứng dụng công nghệ

Các dịch vụ hiện tại đang tích hợp chuyển đổi số mạnh mẽ. Việc tối ưu kết quả kinh doanh 100% dựa trên nền tảng và công cụ kỹ thuật số là hoàn toàn khả thi vào giai đoạn 2030. Nếu bạn không có đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng điều này, bạn sẽ chắc chắn bị đào thải.

5.2 Tư duy phân tích và đánh giá doanh nghiệp dựa trên số liệu

Tư duy phân tích và đánh giá là một kỹ năng quan trọng trong bối cảnh gia tăng các công việc liên quan đến thuật toán và khoa học dữ liệu. Chúng ta hiện đang sống trong một thế giới với thông tin và công nghệ phát triển một cách chóng mặt. Những người làm việc hiệu quả nhất là những người có thể phân tích, diễn giải, đánh giá ưu nhược điểm và đưa ra giải pháp dựa trên dữ liệu.

5.3 Trí thông minh cảm xúc (EQ)

Trong môi trường làm việc từ xa, qua internet, căng thẳng về tâm lý cá nhân và giao tiếp nội bộ sẽ dễ phát sinh hơn. Những người có chỉ số trí thông minh cảm xúc cao sẽ được ưu tiên chọn lựa bởi họ có thể dễ dàng thích nghi, hợp tác, thương lượng và giải quyết xung đột hiệu quả trong công việc dù với bất kỳ phong cách giao tiếp nào.

5.4 Khả năng tự quản lý và tự học – năng lực cốt lõi để thích nghi với thời đại mới!

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng nguồn nhân lực thuê ngoài, làm việc từ xa. Do đó, họ cần những người có kỹ năng tự quản lý, thể hiện qua trách nhiệm, tính kỷ luật.

Xu hướng nghề nghề trong tương lai của việt nam sẽ có nhiều biến động, tuy nhiên như đã nói, máy móc công nghệ không hoàn toàn có thể thay thế con người, với các chuyên gia về kế toán hay quản trị kinh doanh, cơ hội phát triển tiềm năng rất cao. Chương trình đào tạo từ xa Học viện Tài chính đang tuyển sinh 2 chuyên ngành tiềm năng này. Hãy tận dụng cơ hội và theo học để bản thân có cơ hội phát triển một cách toàn diện trong tương lai! Với hệ từ xa đào tạo nhanh chóng, học phí tiết kiệm, giá trị văn bằng tương đương chính quy. Chất lượng đào tạo được đảm bảo. Hãy liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí chi tiết nhé.

Xem thêm: Học đại học từ xa trường nào tốt

Nguồn: vieclamvui123.vn, daotaolientuc.vn, timviec365.com


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

FanpageYoutubeTiktok

Liên hệ trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Loading...
Mountains

Hỗ Trợ

Trang chủGiới thiệuNgành họcLịch khai giảngLiên hệTin tức
Đối-tác

© 2023 Copyright by IT AUM