logo aof

Học Viện Tài Chính

Trung tâm đào tạo từ xa

Hotline: 094.162.8017


Thứ 2 - Thứ 7

Trạm Tuyển Sinh - AUM


116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Giải đáp: Ngành kế toán sau này làm gì?

Trang chủ - Giải đáp: Ngành kế toán sau này làm gì?

Giải đáp: Ngành kế toán sau này làm gì?

10:13 14/02/2023

Xác định ngành nào phù hợp với bản thân không chỉ dừng lại ở việc xem mình có điểm mạnh gì phù hợp với ngành mà còn phải xem ngành mình theo đuổi sau khi ra trường sẽ làm những gì. Vậy thì ngành kế toán sau này làm gì, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhận lời giải đáp nhé.

1. Tổng quan về ngành kế toán

Nhiều người thường hay hỏi ngành kế toán sau này làm gì nhưng lại quên tìm hiểu bức tranh tổng quan về ngành Nhìn chung kế toán là một ngành không thể thiếu, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.

Người làm ngành kế toán sẽ đảm nhiệm các công việc như ghi chép, thu thập và xử lý nguồn dữ liệu, tạo các bản báo cáo, đưa ra chính sách tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp. Mục tiêu chung hướng đến là đảm bảo cho doanh nghiệp không bị tổn thất về mặt kinh tế, tối ưu hóa ngân sách.

Người ta chia ngành kế toán thành 2 loại đó là kế toán công và kế toán doanh nghiệp

  • Đối với kế toán công bạn sẽ làm việc ở các cơ quan nhà nước, các tổ chức từ thiện, tổ chức phi lợi nhuận nói tóm lại là bạn sẽ làm việc tại các tổ chức với mục tiêu hướng tới không phải là lợi nhuận
  • Đối với kế toán doanh nghiệp bạn sẽ làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các ngành hàng khác nhau, mục tiêu hướng tới là sinh lợi nhuận.

Khi chia thành các chuyên ngành thì kế toán gồm 4 chuyên ngành: kế toán công, kế toán doanh nghiệp, kế toán tài chính, kiểm toán.

Xem thêm: Ngành kế toán trong 5 năm tới

2. Đặc điểm nào phù hợp với ngành kế toán

Ngành kế toán sau này làm gì thì bạn cũng cần tỉ mỉ và tuân thủ theo các quy tắc theo các quy định của pháp luật. Việc bạn nắm rõ luật sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm không đáng phải có.

Bạn cần có một đầu óc với tư duy logic cao, phân tích nhạy bén. Bên cạnh sự nhạy bén thì bạn cũng cần là một người chính trực. Nếu như người kế toán viên không có cho mình sự chính trực sẽ rất dẫn đến thất thoát lớn cho công ty.

Một điều quan trọng nữa là bạn phải có khả năng chịu được áp lực tốt. Công việc nào cũng stress nhưng mỗi công việc sẽ có những mức độ khác nhau. Việc tiếp xúc với hàng nghìn con số mỗi ngày sẽ khiến bạn dễ bị hoa mắt và đau đầu vì vậy bạn cần chịu áp lực tốt, bình tĩnh giải quyết vấn đề.

Xem thêm: Ngành kế toán học trường nào?

3. Ngành kế toán sau này làm gì?

Tiếp theo là nội dung chính của bài viết này, ngành kế toán sau này làm gì?

Ngành kế toán cũng có khá là nhiều hướng đi, trong số đó có thể kể đến:

Đối với sinh viên mới ra trường thì có thể đảm nhận các vị trí chưa cần nhiều năm kinh nghiệm như chuyên viên kế toán, kiểm toán tài chính, kế toán thuế, người tư vấn tài chính, thủ quỹ,…Sau khoảng 2 3 năm làm việc trong ngành, khi đã đủ có cho mình kinh nghiệm dày dặn bạn hoàn toàn có thể tiến xa lên vị trí kế toán trưởng-một vị trí với mức lương cao đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm

Nếu như không muốn làm việc trong các doanh nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể rẽ hướng qua việc trở thành giảng viên đại học. Và nếu muốn trở thành giảng viên đại học thì bạn cần học lên thạc sĩ để có nền tảng kiến thức chuyên sâu hơn

Hiện nay còn mở ra các dịch vụ kế toán nhằm giải quyết vấn đề cho các doanh nghiệp nhỏ, các startup không đủ tài chính có riêng một phòng kế toán. Bạn có thể nhận thêm các job này về xử lý số liệu và lập báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp.

Xem thêm: Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp

4. Học kế toán theo hệ từ xa có tốt không?

Ngành kế toán không phải là ngành đặc thù phải tới phòng thực tập hay đụng vào máy móc, vật thí nghiệm mới có thể thực tập được, bạn hoàn toàn có thể làm mọi việc trên máy tính cá nhân. Chính nhờ đặc điểm đó mà ta có thể học ngành kế toán theo thêm một hình thức mới đó là đào tạo trực tuyến hay còn gọi là hệ từ xa.

Điểm tối ưu của hình thức đào tạo này đó chính là bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và nhiều khoản chi phí khác. Theo học hình thức này bạn vẫn sẽ được cung cấp đủ chương trình đào tạo ngành kế toán như hệ chính quy, ngành kế toán sau này làm gì thì bạn sẽ được học những kiến thức thực tế liên quan kèm theo những kiến thức chuyên sâu và đặc biệt là bạn được cấp bằng có giá trị tương đương với hệ chính quy.

Điểm mới của hệ đào tạo từ xa đó là trên tấm bằng sẽ không ghi hình thức học điều đó tạo một cơ hội cạnh tranh công bằng cho các ứng viên khi đi xin việc.Điểm sơ qua một vài lợi ích của hình thức đào tạo này, chắc hẳn mỗi người đều có được cho mình một cái nhìn khách quan và tổng thể khi theo học ngành kế toán hệ từ xa.

Xem thêm: Ngành kế toán lương bao nhiêu tại thị trường lao động Việt Nam?

5. Chương trình đào tạo ngành kế toán hệ từ xa Học viện Tài chính

Học viện Tài chính là một trong số các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép áp dụng hệ từ xa vào trong giảng dạy. Chính vì vậy chất lượng đào tạo tốt là yếu tố ưu tiên được đặt lên hàng đầu mà trường hướng tới.

Ngoài lộ trình đào tạo ngành kế toán rõ ràng giúp người học biết được tổng quan ngành học, trường còn có đội ngũ giảng viên vô cùng tâm huyết và nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy. Chính nhờ vào những yếu tố đó mà hàng năm lượng thí sinh đăng ký học luôn đạt chỉ tiêu đề ra.

Tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Giáo dục, tấm bằng do Học viện Tài chính cấp cho các cử nhân tốt nghiệp hệ từ xa có giá trị tương đương hệ chính quy và không ghi hình thức giảng dạy trên tấm bằng.

Vừa rồi là bài chia sẻ xoay quanh vấn đề ngành kế toán sau này làm gì. Hi vọng qua bài viết này eaof.vn đã giúp các bạn khái quát rõ hơn về ngành kế toán và biết được hướng đi trong tương lai. Chúc các bạn thành công trong sự nghiệp của mình.

Nguồn: swinburne-vn.edu.vn, hiu.vn, dainam.edu.vn, ketoanleanh.edu.vn, www.hotcourses.vn


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

FanpageYoutubeTiktok

Liên hệ trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Loading...
Mountains

Hỗ Trợ

Trang chủGiới thiệuNgành họcLịch khai giảngLiên hệTin tức
Đối-tác

© 2023 Copyright by IT AUM