Kế toán gồm những chuyên ngành nào?
11:52 16/12/2022Kế toán gồm những chuyên ngành nào là một trong nhiều câu hỏi mà các bạn học sinh và các bậc phụ huynh quan tâm tới khi tìm hiểu về ngành kế toán. Để giải đáp cho thắc mắc “Ngành kế toán gồm những chuyên ngành nào?”, bạn hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.
1. Kế toán là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu kế toán gồm những chuyên ngành nào, trước tiên bạn cần hiểu được khái niệm của kế toán là gì.
Kế toán là cụm từ được sử dụng để chỉ việc một nhân viên đảm nhận công việc ghi chép, theo dõi, phân tích các số liệu thu thập được. Điều này nhằm mục đích cung cấp thông tin, báo cáo cho doanh nghiệp, công ty đó về tình hình tài chính sau một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, có thể thấy kế toán thực hiện vai trò theo dõi và quản lý tình hình tài chính, kinh tế của một doanh nghiệp, công ty ở mọi quy mô hoạt động. Đối tượng chính mà kế toán theo dõi chính là tài sản và nguồn vốn của tổ chức. Tất cả quá trình hình thành và biến động của tài sản sẽ nhận sự quan sát, theo dõi của kế toán.
>> Xem thêm: Giải đáp tuyển sinh: Học kế toán có khó không?
2. Kế toán thường làm những công việc gì?
Đối với nhiệm vụ công việc, tại một tổ chức hay một doanh nghiệp, một công ty, nhân viên kế toán sẽ đảm nhận vai trò của các hoạt động như:
- Theo dõi và thu thập các thông tin về các hoạt động thương mại, tài chính xảy ra tại doanh nghiệp. Từ đó, kế toán sẽ lập các chứng từ kế toán về các hoạt động thương mại mà họ thu thập được. Các chứng từ này thường gọi là phiếu thu, phiếu chi tiền, phiếu nhập kho và phiếu xuất kho, các hoá đơn bán hàng.
- Thực hiện công tác kiểm tra, xác minh các khoản thu chi từ các chứng từ của doanh nghiệp
- Quản lý và xác minh các chứng từ kế toán để xác thực tính chính xác của các giấy tờ chứng từ này.
- Thu thập thông tin và ghi chép vào sổ sách kế toán các hoạt động kinh tế phát sinh của doanh nghiệp.
- Tổng hợp, phân tích các dữ liệu về các khoản thu chi và làm báo cáo tài chính trình doanh nghiệp về tình hình kinh tế. Những thông tin trong bản báo cáo này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt về tài sản và vốn để đưa ra quyết định điều chỉnh cho các hoạt động phát triển.
3. Kế toán gồm những chuyên ngành nào?
Vậy là bạn đã nắm được khái niệm và công việc của một kế toán, tiếp theo sẽ là những thông tin liên quan để giải đáp cho thắc mắc “kế toán gồm những chuyên ngành nào?”.
Hiện tại, trong các chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng có đào tạo về ngành kế toán chủ yếu đào tạo những chuyên ngành như:
- Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp
- Chuyên ngành kế toán công
- Chuyên ngành kiểm toán
>> Xem thêm: Có nên học ngành kế toán hay không?
3.1 Đặc điểm và cơ hội làm việc của từng chuyên ngành
Trong kế toán có từng chuyên ngành khác nhau, mỗi chuyên ngành này có các đặc điểm như sau:
3.2 Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp
Đây là chuyên ngành có trình độ chuyên môn sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán nội bộ. Yêu cầu đối với sinh viên của chuyên ngành kế toán doanh nghiệp là bạn cần phải hiểu rõ về quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình thực hiện công tác kế toán, chế độ kế toán. Ngoài ra, bạn cũng nên có các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp.
Đối với chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, bạn có thể làm nhân viên kế toán tại phòng hành chính, nhân sự của các công ty, tổ chức. Bạn có thể làm kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp.
3.3 Chuyên ngành kế toán công
Đối với chuyên ngành kế toán công, bạn sẽ phải nắm rõ các kiến thức về quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán như quản lý tài chính công, quản lý thu chi ngân sách chính phủ, kế toán quản trị. Ngoài ra, các kiến thức về thuế, tài chính doanh nghiệp cũng là các kiến thức bắt buộc.
Về vị trí công việc, một sinh viên chuyên ngành kế toán công có thể làm việc tại đơn vị thực hiện công tác quản lý tài chính công, cơ quan công lập hoặc cơ quan tư nhân. Các chức vụ cụ thể bao gồm kế toán quản trị công, kế toán ngân sách nhà nước, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán thu chi ngân sách.
3.4 Chuyên ngành kiểm toán
Ở chuyên ngành kiểm toán, bạn sẽ thực hiện các công việc liên quan tới hoạt động kiểm tra, xác minh và đánh giá những báo cáo tài chính. Việc xác minh sẽ được thực hiện trên phạm vi rộng tại các lĩnh vực như thông tin, hiệu quả, quy tắc và hiệu năng.
Về vị trí làm việc, sinh viên của chuyên ngành kiểm toán tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách nhưng có cơ hội phát triển sự nghiệp cao và mức thu nhập lớn. Bạn có thể trở thành một kiểm toán nhà nước làm việc trong các bộ máy của chính phủ, kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nội bộ.
Đối với từng chuyên ngành của kế toán, chương trình đào tạo và giảng dạy sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào khung giảng dạy ở mỗi cơ sở đào tạo. Để tìm hiểu và lựa chọn một địa chỉ học tập uy tín và chất lượng, bạn cần đưa ra các tiêu chí phù hợp với bản thân.
4. Học kế toán ở đâu uy tín?
Hiện nay, Học viện Tài Chính là một trong những trường có đào tạo và giảng dạy ngành kế toán. Trường là một trong các ngôi trường có bề dày lịch sử, có chất lượng đào tạo tốt về ngành kế toán. Đây là ngôi trường của những vị lãnh đạo nổi tiếng của Việt Nam như nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, uỷ viên bộ chính trị Đinh Tiến Dũng, chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ và rất nhiều gương mặt nổi tiếng khác.
Chương trình đào tạo từ xa ngành Kế toán – Học viện Tài Chính là một chương trình học tập do chính Học viện triển khai và đào tạo, với đội ngũ giảng viên giỏi và nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, khi tham gia đăng ký học, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích bởi thời gian học tập linh hoạt, bằng tốt nghiệp được bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Để tìm hiểu về chương trình đào tạo này hãy liên hệ ngay với AOF nhé!
>> Xem thêm: Có nên học kế toán ở Học viện Tài chính hệ từ xa?
5. Kết luận
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “kế toán gồm những chuyên ngành nào”. Hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn cho mình một chuyên ngành đào tạo phù hợp và một chương trình học tập uy tín, chất lượng.
Nguồn: Thegioididong.com, Caodangkinhte.vn, Caodangyduocsaigon.com