Giải đáp thắc mắc: Cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán

Trang chủ - Giải đáp thắc mắc: Cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán

Giải đáp thắc mắc: Cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán

14:58 21/12/2022

Ngành kế toán là một trong những ngành học đòi hỏi chuyên môn cao và có khả năng tìm việc làm nhanh chóng sau khi ra trường. Tuy nhiên, vẫn có một thắc mắc của mọi người về các vị trí công việc đối với ngành học này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho thắc mắc cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán. Cùng tìm hiểu thông tin ngay nhé!

1. Kế toán là gì?

co hoi nghe nghiep nganh ke toan

Trước khi đi vào tìm hiểu các thông tin liên quan tới cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán, bạn cần hiểu được khái niệm về ngành này là gì?

Kế toán là hoạt động ghi chép, theo dõi và phân tích các số liệu kinh tế của hoạt động làm ăn, kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức. Từ các kết quả được phân tích và thống kê, nhân viên kế toán sẽ làm các báo cáo trình doanh nghiệp về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ biết được kết quả của các hoạt động làm ăn, mua bán diễn ra nhằm kịp thời đưa ra các quyết định phù hợp giúp cho doanh nghiệp vận hành và phát triển.

Như vậy là bạn đã biết được kế toán là gì. Có thể thấy, theo khái niệm đưa ra thì một kế toán viên đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, tổ chức. Vậy, mối quan hệ giữa kế toán và doanh nghiệp là gì và tại sao doanh nghiệp lại cần đến kế toán viên trong tổ chức của mình. Cùng tìm hiểu điều đó trong phần tiếp theo.

>> Xem thêm: Giới thiệu về các kiến thức chuyên ngành kế toán mà bạn cần biết

2. Mối quan hệ giữa kế toán và doanh nghiệp

Tại các tổ chức, doanh nghiệp và công ty hiện nay luôn có sự xuất hiện của bộ phận kế toán. Điều này cho thấy kế toán viên đóng vai trò mật thiết liên quan tới sự tồn tại và phát triển của nhiều doanh nghiệp.

Những công việc mà phòng kế toán sẽ làm để hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm:

  • Phòng kế toán giúp ban lãnh đạo theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thu, chi của doanh nghiệp. Điều này giúp cho doanh nghiệp biết được kết quả tài chính từ các hoạt động làm ăn của mình.
  • Cuối mỗi quý hoặc cuối năm, bộ phận kế toán làm báo cáo tổng hợp tài chính trình doanh nghiệp giúp nhà quản trị nắm được hiệu quả công việc, đưa ra phương án hoạt động cho doanh nghiệp trong quý tiếp theo hoặc năm tiếp theo.
  • Phòng kế toán giúp ban lãnh đạo điều chỉnh tình hình tài chính chung của doanh nghiệp dựa trên kết quả phân tích các số liệu về chi phí hoạt động. Ngoài ra, phòng kế toán cũng lập các kế hoạch tài chính, dự báo ngân sách kinh tế, hạn chế và loại bỏ các chi phí không cần thiết.
  • Phòng kế toán còn thực hiện các cuộc khảo sát, nghiên cứu và phân tích thị trường. Từ đó, lập các báo cáo về thông tin thị trường tài chính để giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định về giá thành sản phẩm phù hợp.
  • Bên cạnh những công việc liên quan đến tài chính, kinh tế của một tổ chức, phòng kế toán cũng thực hiện công việc quản lý rủi ro và những thủ tục bảo hiểm cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Giải đáp tuyển sinh: Học kế toán có khó không?

3. Cơ hội làm việc ngành kế toán

co hoi nghe nghiep nganh ke toan

Kế toán là một trong những ngành nghề có mức thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự kế toán cũng lớn bởi có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện trong thị trường lao động hiện nay. Trung bình một doanh nghiệp cần từ 2 đến 6 nhân viên kế toán làm việc tại tổ chức của mình. Dưới đây là một số vị trí làm việc mà các bạn sinh viên kế toán sau khi ra trường có thể làm, bao gồm:

Nhân viên kế toán: làm công tác thu thập các thông tin liên quan tới hoạt động kinh tế, tài chính từ các phòng ban khác của công ty để lập các chứng từ kế toán. Ghi chép chi tiết các hoạt động tài chính vào sổ kế toán của doanh nghiệp. Lập báo cáo về các số liệu kinh doanh để trình ban lãnh đạo.

Kiểm toán viên: Xác minh tính thông tin của các chứng từ do kế toán thực hiện để đảm bảo tính chính xác của các giấy tờ. Lập kế hoạch kiểm toán dựa trên cơ sở phân tích mục tiêu cùng các tài liệu thu thập được. Kiểm tra, giám sát tiến bộ và khối lượng công việc của doanh nghiệp. Lưu trữ chứng từ, hồ sơ của doanh nghiệp. Ghi nhận và đề xuất giải pháp cho các vấn đề vướng mắc phát sinh tại doanh nghiệp.

Nhân viên phân tích dữ liệu: Thu thập, theo dõi và phân tích dữ liệu để đưa ra đánh giá về kết quả hoạt động của các bộ phận. Quản lý hệ thống phần mềm kinh doanh và dữ liệu thông tin người dùng. Tổng hợp và phân tích các báo cáo kinh doanh nhằm đưa ra phương án xử lý cho các vấn đề của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ.

Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện tiền giả, xác minh chứng từ trước khi xuất, nhập tiền. Thanh toán tiền mặt, kiểm kê đối chiếu quỹ của doanh nghiệp. Chi trả lương cho các cán bộ công nhân viên. Quản lý tiền mặt, cầm chìa khoá két tiền, quản lý chứng từ thu tiền.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về cơ hội của ngành kế toán

4. Các kỹ năng cần có ở một kiểm toán viên

co hoi nghe nghiep nganh ke toan

Vừa rồi là các cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán dành cho các bạn sinh viên sau khi ra trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và công ty hiện nay vẫn luôn ưu tiên và mong muốn các ứng viên của mình có các kỹ năng bổ trợ phù hợp bên cạnh các kiến thức chuyên môn trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Điều này giúp cho quá trình làm việc diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số kỹ năng mà một kiểm toán viên cần trang bị cho mình, bao gồm:

  • Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm chuyên môn về kế toán.
  • Có khả năng quan sát nhạy bén, kỹ năng phân tích, tổng hợp dữ liệu tốt và chính xác.
  • Có khả năng cập nhập liên tục các tin tức kinh tế, tài chính, hiểu được các thông tin về kinh tế thị trường nhanh chóng.
  • Có tư duy logic, linh hoạt và khả năng diễn đạt rõ ràng, cụ thể.
  • Có tính cách trung thực, tỉ mỉ và cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm với công việc.
  • Có khả năng chịu được áp lực lớn đối với công việc, giải quyết tình hình linh hoạt và nhanh chóng.

Bên cạnh những kỹ năng bổ trợ thì kinh nghiệm cũng là một điểm sáng trong các CV của mỗi ứng viên. Vậy nên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên hãy mạnh dạn tìm kiếm các cơ hội thực tập làm việc cho các công ty. Điều này sẽ đem lại nhiều cơ hội học tập và kinh nghiệm cho các bạn sinh viên. Đây là những kiến thức từ cuộc sống thực tế vô cùng bổ ích và thiết thực đối với các ứng viên muốn có cơ hội được làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn.

5. Kết luận

Trên đây là các thông tin giải đáp cho thắc mắc cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán mà bạn cần biết. Mong rằng thông qua bài viết này bạn sẽ biết được các cơ hội làm việc của ngành này và chọn cho mình một công việc phù hợp để theo đuổi.

Hiện nay, Học viện Tài chính đang triển khai và thực hiện Chương trình đào tạo từ xa ngành Kế toán dành cho những bạn sinh viên hoặc các cá nhân đang có nhu cầu tìm hiểu và theo đuổi học ngành kế toán. Để tìm hiểu thêm về thông tin của Chương trình đào tạo từ xa ngành kế toán, bạn hãy liên hệ ngay với EAOF nhé!

Nguồn: timviec365.vn; yersin.edu.vn; topcv.vn

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

Đăng ký tư vấn

Loading...
Mountains

© 2023 Copyright by IT AUM