Tìm hiểu sâu về quản trị và các giai đoạn của quản trị chiến lược là gì?

Trang chủ - Tìm hiểu sâu về quản trị và các giai đoạn của quản trị chiến lược là gì?

Tìm hiểu sâu về quản trị và các giai đoạn của quản trị chiến lược là gì?

10:32 08/06/2023

Trong cuộc đua đầy cạnh tranh của thị trường kinh doanh hiện nay, quản trị chiến lược không chỉ đơn thuần là một công việc giúp đảm bảo hiệu quả mà còn là chìa khóa để tồn tại và phát triển. Vậy các giai đoạn của quản trị chiến lược là gì và yếu tố nào ảnh hưởng tới các giai đoạn này, hãy cùng eAOF tìm hiểu bạn nhé.

1. Tổng quan quản trị chiến lược trong kinh doanh

cac giai doan cua quan tri chien luoc

Quản trị chiến lược không chỉ là một quy trình tất yếu trong mỗi công ty mà vị trí này còn được coi là một nghệ thuật của ngành kinh doanh. Tương tự như một nghệ sĩ, thì người quản lý chiến lược cần có khả năng nhìn xa trông trước, suy nghĩ toàn diện và tạo ra các giải pháp phù hợp để giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng bền vững.

Ngoài ra, quản trị chiến lược cũng như các giai đoạn quản trị chiến lược còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hướng đi và mục tiêu của tổ chức. Giúp doanh nghiệp tận dụng và tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ. Hoặc giúp doanh nghiệp xác định những sản phẩm và dịch vụ nổi bật, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi nhuận cao.

Xem thêm: Bằng đại học từ xa có giá trị không?

2. Các giai đoạn của quản trị chiến lược

cac giai doan cua quan tri chien luoc

Các giai đoạn của quản trị chiến lược sẽ được chia ra làm 3 giai đoạn chính đó là: Xây dựng chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá lại chiến lược.

Xây dựng chiến lược: Đây là bước đầu tiên trong quy trình các giai đoạn của quản trị chiến lược. Giai đoạn này nhà quản trị cần thực hiện thiết lập mục tiêu của tổ chức, phân tích tình hình trong và ngoài tổ chức. Sau khi phân tích được hết các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược, nhà quản trị cần xây dựng kế hoạch chiến lược bao gồm hướng đi, các nhiệm vụ cần thực hiện, cũng như phân bổ nguồn lực hoặc đưa ra các quyết định hoạt động.

Thực hiện chiến lược: Bước tiếp theo trong quy trình các giai đoạn của quản trị chiến lược đó là thực thi kế hoạch. Theo đó, doanh nghiệp khi đã phân bổ nguồn lực, lịch trình và thiết lập các chỉ tiêu cụ thể thì cần tiến hành triển khai các kế hoạch chiến lược. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng cần thường xuyên theo dõi, giám sát và đo lường hiệu quả của mỗi chỉ tiêu.

Đánh giá chiến lược: Không chỉ có các giai đoạn của quản trị chiến lược mà bất kỳ hoạt động nào trong doanh nghiệp cũng cần giai đoạn đánh giá cuối cùng. Các chỉ tiêu, mục tiêu mà tổ chức đã đề ra sẽ được đánh giá dựa trên các số liệu để xem liệu doanh nghiệp có đang đi đúng hướng và đến gần với mục tiêu dài hạn hay không. Nếu không, nhà quản trị cần có phương án điều chỉnh sao cho phù hợp và đúng mục đích ban đầu.

Có thể nói các giai đoạn của quản trị chiến lược trên là một quy trình chuẩn giúp cho doanh nghiệp có thể đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên nhà quản trị vẫn có thể linh động thêm hoặc thay đổi thứ tự của các giai đoạn sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhất.

Xem thêm: Đào tạo từ xa distance learning được hiểu là gì?

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới các giai đoạn của quản trị chiến lược

cac giai doan cua quan tri chien luoc

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quy trình và các giai đoạn của quản trị chiến lược như mục tiêu, định hướng, môi trường nội ngoại, con người

Mục tiêu, định hướng: Mục tiêu là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng nhất tới quá trình xây dựng chiến lược. Vì nếu từ ban đầu mục tiêu đã sai thì cả quá trình sau đó sẽ không đem lại hiệu quả và lợi ích cho doanh nghiệp. Thậm chí là gây tổn thất lớn về thời gian, chi phí, nguồn nhân lực cho tổ chức.

Phạm vi chiến lược: Nghe có vẻ không liên quan nhưng phạm vi thực hiện chiến lược cũng là một yếu tố tác động nhiều tới doanh nghiệp. Theo đó doanh nghiệp không cần thực hiện chiến lược trên cả một phạm vi rộng hay trên tất cả phân khúc khách hàng. Mà chỉ cần đánh trúng trọng tâm, làm thỏa mãn đúng nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp tổ chức tiết kiệm được kha khá chi phí và nguồn nhân lực của mình.

Môi trường ngoại vi: Yếu tố tiếp theo là môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ và môi trường pháp lý. Các nhân tố này có thể là sự thay đổi của nền kinh tế quốc gia, xu hướng tiêu dùng và mua sắm mới của xã hội, hay các yếu tố về văn hóa dân tộc – văn hóa địa phương cũng là một điều đáng để doanh nghiệp cân nhắc.

Môi trường nội vi: Không chỉ bên ngoài mà môi trường bên trong cũng là động lực để doanh nghiệp phát triển lâu dài. Nhà quản trị cần nắm được rõ điểm yếu, điểm hạn chế của tổ chức để đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng không nên bỏ qua các yếu tố về tài sản, nguồn lực, cơ cấu, văn hóa doanh nghiệp

Ngoài những tác nhân ở trên thì giá trị khách hàng, lợi thế cạnh tranh, năng lực thực hiện của doanh nghiệp cũng là các yếu tố mà nhà quản trị cần phân tích.

Với xu thế là một trong top 10 ngành nghề cần nguồn nhân lực cao tới năm 2025, Quản trị kinh doanh đang thiếu khoảng 21.600 nhân lực. Điều này đã mang lại một cơ hội lớn về thu nhập cho những ai yêu thích ngành kinh doanh và muốn trở thành một nhà quản trị trong tương lai.

Xem thêm: Đại học online cho người đi làm

4. Kết luận

Nếu bạn là một người đam mê kinh doanh, đặc biệt là nghề quản trị mà đang phải đi làm hoặc đang theo học các ngành nghề khác, thì bạn đọc có thể tham gia vào các khóa học online về ngành Quản trị kinh doanh để bổ sung thêm kiến thức cũng như nhận các chứng chỉ giúp bạn hành nghề thành công.

Hiện nay hệ đào tạo từ xa của EAOF hiện đang có đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Kế toán để giúp cho những ai đang đi làm mà muốn học thêm về kinh doanh có thể theo học. Chương trình được thiết kế dạy học từ xa giúp các học viên không mất thời gian và công sức để theo học.

Ngoài ra, sau khi hoàn thành khóa học học viên còn có cơ hội nhận bằng tốt nghiệp đỏ tương đương bằng chính quy và được bộ GD-ĐT công nhận. Đây chính là một minh chứng để bạn chứng tỏ năng lực với nhà tuyển dụng cũng như có cơ hội nhận lương cao hơn.

Trên đây là các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược trong doanh nghiệp. Tuy nhiên để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững thì ngoài các kiến thức kể trên, nhà quản trị trước hết cần nắm được các nền tảng cơ bản của quản trị kinh doanh.

Việc nắm được tầm quan trọng của chiến lược trong kinh doanh cũng như các yếu tố ảnh hưởng là một trong những lợi thế giúp doanh nghiệp tạo nên thành công. Đặc biệt với những tổ chức, nhà bán hàng mới thì việc làm rõ quy trình và các giai đoạn của quản trị chiến lược là cực kỳ cần thiết.

Xem thêm: Các trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh

Nguồn: vienketoan.vn, vannguyen.edu.vn, camnangchiase.com

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

Đăng ký tư vấn

Loading...
Mountains

© 2023 Copyright by IT AUM