<strong>Thị trường việc làm của Việt Nam hiện nay</strong>

Trang chủ - <strong>Thị trường việc làm của Việt Nam hiện nay</strong>

Thị trường việc làm của Việt Nam hiện nay

11:46 23/03/2023

Dịch Covid-19 đã gây ra nhiều biến động trên thị trường lao động ở cả Việt Nam và trên toàn cầu. Với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tỉ lệ làm việc ngoài ngành tăng cao, việc giải quyết vấn đề việc làm đang là một thách thức lớn đối với các nhà quản lý, sinh viên và học sinh. Đặc biệt, theo Báo cáo về Tình hình Kinh tế – Xã hội của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong quý II năm 2020 đang ở mức cao nhất trong 10 năm qua. Tương lai các ngành nghề của Việt Nam sẽ đi về đâu?

1. Các số liệu tổng quát của thị trường việc làm của Việt Nam hiện nay

Thị trường việc làm của Việt Nam hiện nay đang gặp phải nhiều thách thức trong bối cảnh công nghệ phát triển và các xu hướng thay đổi trong kinh tế toàn cầu. Sau đây là một số nghiên cứu cụ thể về thị trường việc làm của Việt Nam:

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong quý II/2022 đạt mức 7,05%, tăng 2,16% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị trong quý II/2022 đạt mức 8,2%, tăng 2,75% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo về tình hình thị trường việc làm toàn cầu của công ty tuyển dụng ManpowerGroup, Việt Nam thuộc về nhóm những quốc gia có triển vọng về việc tăng cường hoạt động kinh doanh và tạo việc làm trong năm 2021. Theo báo cáo, Hiện nay 18% các doanh nghiệp tại Việt Nam cho biết họ đang có nhu cầu tuyển dụng đối với các vị trí mới.

Theo báo cáo của Cục Thống kê Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong quý 4/2022 đã giảm xuống 4,5%, tức là mức thấp nhất trong 2022 và cải thiện so với năm 2021. Đây là tín hiệu tích cực cho thị trường việc làm của Việt Nam trong năm 2023.

Báo cáo của JobStreet (công ty tìm kiếm việc làm trực tuyến) cho thấy, thị trường việc làm tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ tăng trưởng trong nhiều ngành nghề. Nghiên cứu cho thấy, các ngành công nghệ thông tin, tài chính – ngân hàng, kế toán, bán hàng, sức khỏe và y tế, sản xuất, khách sạn – nhà hàng, giáo dục, đào tạo và dịch vụ sẽ tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội việc làm.

Xem thêm: Các ngành nghề hot hiện nay

2. Những xu hướng đổi mới trong trương lai

Ngày 8/11, tại Hà Nội, ManpowerGroup Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề “Xu hướng thị trường lao động trong kỷ nguyên số”, nhằm chia sẻ thông tin tổng quan về xu hướng thị trường lao động dưới tác động của kỷ nguyên số và đại dịch COVID – 19, bao gồm kỹ năng số cho người lao động và một số vấn đề về việc làm trong nền kinh tế việc làm tự do tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan đã tới dự Hội thảo và có bài phát biểu khai mạc đề cập đến ảnh hưởng của chuyển đổi số, tác động của khủng hoảng y tế toàn cầu đến thị trường lao động – việc làm trong nước. Theo đó, Việt Nam đang đối mặt với thách thức về chất lượng nguồn nhân lực do tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao chỉ chiếm hơn 11% tổng lực lượng lao động; năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN; năng lực ngoại ngữ hạn chế…

Người lao động có trình độ, kỹ năng hạn chế sẽ chịu tác động mạnh hơn và nguy cơ mất việc cũng cao hơn dưới tác động của khoa học và công nghệ mới. Nói cách khác, sự bùng nổ ứng dụng công nghệ số, thiết bị thông minh và xu hướng ứng dụng robot vào sản xuất như hiện nay đang đặt ra thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam có thể sẽ phải chịu sức ép về việc giải quyết việc làm và đối mặt với gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm vì Việt Nam có quy mô dân số lớn nhưng chất lượng lao động chưa cao.

Bà Lê Thu Huyền, đại diện Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Lao động – Việc làm, Viện Khoa học, Lao động – Xã hội (ILSSA – thuộc Bộ LĐTBXH) đã mang đến Hội thảo những chia sẻ về một số vấn đề việc làm trong nền kinh tế việc làm tự do tại Việt Nam. Lấy nghiên cứu về một số việc làm sử dụng nền tảng kỹ thuật số để kết nối lao động tự do với khách hàng nhằm cung cấp các dịch vụ ngắn hạn – ví dụ như tài xế công nghệ hay giúp việc gia đình, đại diện ILSSA đã đưa ra những đề xuất để quản lý hiệu quả hơn nhóm lao động này cũng như đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động thuộc nền kinh tế tự do tại Việt Nam. Để làm được tốt những điều này đòi hỏi sự quan tâm và phối hợp của cả Nhà nước, người sử dụng doanh nghiệp và các đơn vị liên quan.

Trong bối cảnh đó, thị trường lao động trong nước sẽ cần những giải pháp toàn diện từ tất cả các bên liên quan để hướng tới nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực trong tình hình mới.

Xem thêm: Đại học online cho người đi làm

3. Kết luận

Dưới tác động kép của đại dịch và kỷ nguyên số, thế giới việc làm tại Việt Nam trong tương lai sẽ chứng kiến những thay đổi lớn liên quan đến người lao động và địa điểm, cách thức làm việc. Những xu hướng nổi bật như tầm quan trọng ngày càng lớn của lực lượng lao động thời vụ/ngắn hạn, nỗ lực của doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực làm việc cho nhân viên thông qua các chương trình đào tạo kỹ năng, hoặc việc triển khai ngày càng rộng rãi mô hình làm việc linh hoạt… sẽ chiếm ưu thế trong thời gian tới.

Với sự phát triển và ứng dụng ngày càng cao của kỹ thuật số, công nghệ sinh học, robot, vật liệu mới…, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Dưới ảnh hưởng kép của nền công nghiệp 4.0 và đại dịch COVID-19, các chuyên gia dự báo những thay đổi lớn về cung – cầu lao động sẽ diễn ra trong vòng 3-5 năm tới. Với một số điểm tương đồng về lao động cũng như bối cảnh kinh tế – xã hội, các chuyên gia tham dự Hội thảo hi vọng có thể đem lại những đóng góp hữu ích với các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp, từ đó được áp dụng tại Việt Nam.

Xem thêm: Các ngành của Học viện Tài chính đào tạo theo hệ từ xa

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

Đăng ký tư vấn

Loading...
Mountains

© 2023 Copyright by IT AUM