Quản trị chiến lược là gì? Quy trình quản trị chiến lược?
11:43 09/06/2023Quản trị chiến lược là 1 khâu quản lý không thể thiếu giúp tăng hiệu quả chiến lược kinh doanh. Quản trị chiến lược giúp xác định rõ hướng phát triển cho doanh nghiệp và hướng nó đến mục tiêu. Tuy nhiên, một quy trình quản trị chiến lược cần phải lập kế hoạch và thực hiện hợp lý để đạt được kết quả mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về quản trị chiến lược và quy trình quản trị chiến lược để bạn có cái nhìn tổng quan nhất.
1. Quản trị chiến lược là gì?
Quản trị chiến lược là quá trình xác định, đặt ra những mục tiêu cần thực hiện, đề ra chính sách và xây dựng kế hoạch cũng như phân bổ nguồn lực. Nhìn chung, việc này bao gồm ba hoạt động chính: đặt ra mục tiêu, xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực.
Quản trị chiến lược mang nhiều ý nghĩa cho công ty, bộ phận hoặc nhóm, cụ thể:
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu
- Xác định phương hướng chiến lược
- Tập trung vào những yếu tố quan trọng về mặt chiến lược
- Đơn giản hóa những tình huống phức tạp, xây dựng và thực hiện các chiến lược phù hợp
- Cải thiện hiệu suất tổng thể và khả năng đạt mục tiêu
- Nâng cao năng suất nhân viên.
- Dự đoán trước những thay đổi và mối đe dọa của thị trường
- Xây dựng những lợi thế cạnh tranh bền vững, lâu dài
Xem thêm: Đại học online cho người đi làm
2. 4 bước trong quy trình quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là tiền giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược, tầm nhìn và sứ mệnh. Từ đó đặt ra mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quy trình quản trị chiến lược gồm 4 giai đoạn chính sau:
2.1 Phân tích tình hình
Việc phân tích tình hình giúp nhà quản lý nắm được những tác động trong và ngoài ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp. Từ đó đánh giá tốt hơn các tiềm năng hay rào cản trong giai đoạn hoạt động tương lai. Các yếu tố tác động phổ biến gồm: chính trị, môi trường, luật pháp và khoa học công nghệ…
Việc phân tích tình hình sẽ phản ánh tốt nhất những yếu tố đang tác động đến doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản trị sẽ có cơ sở hoạch định những chiến lược phù hợp và tiềm năng. Điều này nhằm đảm bảo khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh và hướng đến giá trị tìm kiếm phát triển ổn định, bền vững qua các giai đoạn.
Xem thêm: Bằng đại học online có giá trị không?
2.2 Xây dựng chiến lược
Dựa trên dữ liệu đã tổng hợp, nhà quản trị có thể xác định mục tiêu và các hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu. Chiến lược phát triển đưa ra cần dựa theo sứ mệnh, tầm nhìn của tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Theo đó, chiến lược sẽ bám sát xu hướng của môi trường kinh doanh. Đồng nghĩa, chiến lược này cần phải quan tâm điều chỉnh cả những tác động chủ động và bị động.
2.3 Triển khai thực hiện chiến lược
Triển khai thực hiện chiến lược bao gồm: các chương trình hành động, ngân sách và quy trình. Đây là những yếu tố trực tiếp tham gia và đảm bảo khi triển khai các chiến lược kinh doanh.
2.4 Đánh giá và kiểm soát
Việc đánh giá và kiểm soát kết quả và đưa ra hiệu chỉnh là vô cùng cần thiết cho các hoạt động kinh doanh của tổ chức. Quy trình này được đưa ra nhằm để đảm bảo hiệu quả và thành công của chiến lược tổng thể. Để làm tốt được bước này, người làm quản trị cần thiết lập các chỉ số đánh giá và các cơ chế kiểm soát thì mới theo dõi và quản lý chính xác kết quả công việc được.
Xem thêm: Review học đại học từ xa
3. Ngành Quản trị kinh doanh – ngành nghề chưa bao giờ hết hot
Theo báo cáo về thị trường tuyển dụng của TopCV, tính đến hết năm 2020, khoảng 42% doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự. Trong đó, nhóm doanh nghiệp có quy mô 300–500 nhân sự có tỷ lệ thiếu hụt lên đến 54,8%. Kinh doanh đứng thứ 2 trong top 10 lĩnh vực có tỷ lệ thiếu hụt nhân sự cao nhất. Có thể thấy Quản trị Kinh doanh là ngành rất tiềm năng trong thị trường nhân lực tương lai.
Ngoài ra, khi theo học quản trị kinh doanh người học không chỉ được tìm hiểu về nền tảng kiến thức sâu rộng mà còn phát triển thêm các kỹ năng khác. Kỹ năng quản lý, tư duy, giao tiếp, thấu hiểu tâm lý. Bằng việc học hỏi và trau dồi thêm các kỹ năng này, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội trong chỉ trong kinh doanh mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Do đó, việc theo học ngành Quản trị kinh doanh là một sự lựa chọn vô cùng có ích cho bạn
Xem thêm: Đào tạo từ xa distance learning được hiểu là gì?
4. Học Quản trị Kinh Doanh cho người đi làm ở đâu
Đối với những ai đang đi làm hoặc muốn học thêm văn bằng thứ hai và đang muốn tìm hiểu kinh doanh thì có thể tham gia các lớp học online như lớp học của hệ đào tạo từ xa EAOF của Học Viện Tài Chính.
Với danh hiệu là một trong những trường top đầu ngành kinh tế Học Viện Tài Chính đảm bảo luôn đem đến chất lượng giảng dạy tuyệt vời giúp bạn tiếp cận rõ nhất với bức tranh toàn cảnh về chiến lược của tổ chức. Bên cạnh đó thu thập thêm nhiều góc nhìn đa chiều và ý tưởng mới lạ để tổ chức doanh nghiệp tốt nhất.
Khi tham gia vào khóa học tại eAOF, học viên sẽ chủ động tuyệt đối về thời gian so với các lớp học truyền thống. Ngoài ra, khi hoàn thành khóa học học viên sẽ nhận được bằng tốt nghiệp có giá trị tương đương với bằng chính quy được bộ GD-ĐT công nhận.
Để quản trị chiến lược tốt, các nhà quản trị luôn phải trau dồi kiến thức và nắm bắt các phương pháp nhằm mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về quản trị chiến lược và quy trình quản trị chiến lược.
Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh học những môn gì?
Nguồn tham khảo: CRMOnline, giaoducthudo, accesstrade
Chương trình đào tạo cử nhân từ xa – Học viện Tài chính đang tuyển sinh 02 ngành: Quản trị kinh doanh và Kế toán. Nếu bạn quan tâm đến chương trình học hãy để lại thông tin, các thầy cô của nhà trường sẽ liên hệ ngay bạn nhé!