Trong Marketing chuyên ngành có những mảng nào nào?

Trang chủ - Trong Marketing chuyên ngành có những mảng nào nào?

Trong Marketing chuyên ngành có những mảng nào nào?

15:37 14/06/2023

Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Marketing chuyên ngành trở thành một trong những lĩnh vực “nóng” được nhiều người quan tâm. Hiện nay, có rất nhiều trường đại học và cao đẳng đào tạo Marketing với những chuyên ngành sâu đặc thù. Vậy, học ngành Marketing chúng ta sẽ được học những chuyên ngành nào? Mỗi chuyên Marketing chuyên ngành sẽ cung cấp những kiến thức ra sao? Bài viết này sẽ giúp các bạn làm rõ vấn đề này.

1. Tiếp thị thương hiệu

Khi nói đến lĩnh vực tiếp thị, không thể không nhắc đến Tiếp thị thương hiệu. Chiến lược tiếp thị này dùng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ bằng cách tạo nên thương hiệu riêng biệt. Loại hình tiếp thị này tập trung vào việc phát triển thương hiệu, xây dựng niềm tin và mức độ nhận diện của thương hiệu, cũng như khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm.

Bằng cách truyền tải những thông điệp về bản sắc thương hiệu một cách nhất quán, ý nghĩa và hấp dẫn, các công ty có thể truyền tải tới khách hàng những giá trị vô hình mà sản phẩm và công ty mong muốn đem lại, thay vì trình bày về các tính năng của sản phẩm một cách đơn điệu.

Marketing chuyên ngành thương hiệu tập trung vào việc xây dựng niềm tin và danh tiếng của thương hiệu trong thời gian dài, giúp tạo ra tập khách hàng trung thành, từ đó tạo ra mức doanh thu ổn định cho công ty.

Xem thêm: Các trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh

2. Product marketing

Nếu bạn muốn bước vào ngành marketing, bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa Brand marketing và Product marketing. Trong đó, Product marketing tập trung vào việc đưa sản phẩm lên thị trường, bao gồm cả quá trình nghiên cứu khách hàng và thị trường, xây dựng thông điệp sản phẩm, thử nghiệm và tung ra thị trường, cũng như lên kế hoạch quảng bá để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm.

Marketing chuyên ngành tạo tác động tới từng bước trong quá trình quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Nó nhấn mạnh vào tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như cách chúng có thể tạo ra tác động tích cực tới cuộc sống của khách hàng.

3. Digital marketing

Digital marketing là một trong những lĩnh vực của marketing mà rất quen thuộc với mọi người. Nó là sự kết hợp của các chiến lược tiếp thị áp dụng trên các nền tảng kỹ thuật số. Tất cả mọi thứ, từ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đến tiếp thị qua email hay pay-per-click (PPC), đều được coi là những phương thức của tiếp thị kỹ thuật số. Thành công của Digital marketing nằm ở khả năng đưa thương hiệu đến gần với khách hàng mới và nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Xem thêm: Giới thiệu về tiếng anh chuyên ngành digital marketing

4. Tiếp thị nội dung

Tiếp thị nội dung là một thuật ngữ phổ biến trong ngành marketing. Đây là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc tạo ra và chia sẻ nội dung hữu ích và giá trị cho khách hàng mục tiêu để thu hút và giữ chân họ với sản phẩm và thương hiệu. Content marketing được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau trong cả marketing chuyên ngành truyền thống và trực tuyến.

Trong marketing truyền thống, nó có thể là các sản phẩm quảng cáo in ấn như poster, flyer, billboard, brochure, hoặc các quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh. Trong lĩnh vực kỹ thuật số, content marketing thường được truyền tải dưới dạng các bài viết trên blog, các bài đăng trên mạng xã hội hoặc video.

Xem thêm: Chuyên ngành Digital Marketing là gì?

5. Growth Marketing

Trong lĩnh vực marketing, Growth marketing là một lĩnh vực mới mẻ và đang trở nên phổ biến trong vài năm trở lại đây. Growth marketing tập trung vào việc thiết lập mục tiêu, phân tích dữ liệu, kiểm tra và thử nghiệm. Mục tiêu chính của phương pháp này là xây dựng các chiến lược marketing mang lại sự tăng trưởng đo lường được cho công ty của bạn và phát triển các hoạt động marketing quảng bá để đạt được mục tiêu đó.

So với tiếp thị truyền thống, Growth marketing là một khái niệm mới với cách tiếp cận tập trung vào dữ liệu. Đây là một giải pháp tối ưu cho các công ty muốn đạt tăng trưởng về các khía cạnh như khách hàng, doanh thu hoặc thị phần của công ty.

Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh Học viện Tài chính

6. Trade marketing

Trade marketing là một lĩnh vực khác trong ngành tiếp thị, tập trung vào mối quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp (B2B). Nó nhằm đưa sản phẩm của bạn lên kệ hàng của các đối tác trong chuỗi cung ứng bằng cách thuyết phục các doanh nghiệp phân phối về giá trị của sản phẩm và trở thành đầu mối bán ra của sản phẩm đó. Tất cả các hoạt động của Trade marketing nhằm mục đích tăng nhu cầu về sản phẩm của các đối tác cung ứng.

Những thông tin trên đã cập nhật cho bạn về Marketing chuyên ngành có những khía cạnh nào. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở phía trên, sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức về ngành nghề triển vọng này.

Xem thêm: Thông tin hot cho GenZ về thuật ngữ chuyên ngành marketing

Nguồn: glints.com

Chương trình đào tạo cử nhân từ xa – Học viện Tài chính đang tuyển sinh 02 ngành: Quản trị kinh doanh và Kế toán. Nếu bạn quan tâm đến chương trình học hãy để lại thông tin tại Website, các thầy cô của nhà trường sẽ liên hệ ngay bạn nhé!

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

Đăng ký tư vấn

Loading...
Mountains

© 2023 Copyright by IT AUM