Học song ngành là gì? Những điều cần biết khi học song ngành
00:00 11/11/2022Học đại học hiện nay đã trở thành phổ biến, nó mở ra những cơ hội và cánh cửa tương lai rộng mở cho bạn. Thậm chí hiện nay, việc học 2 ngành song song không còn quá xa lạ với giới trẻ. Hiện nay trên cả nước nhiều trường đại học, cao đẳng cho phép sinh viên học song ngành khi bạn đáp ứng đủ những yêu cầu cần thiết. Điều này tạo điều kiện cho các bạn sinh viên học cùng lúc hai ngành và được học tập hai ngành học yêu thích. Vậy học song ngành là gì? Cần những điều kiện nào để được học song ngành cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Học song ngành là gì?
Học song ngành là gì? Học song ngành là hình thức học tập mà sinh viên sẽ đăng ký 2 ngành học khác nhau ở cùng một trường hoặc khác trường đại học. Theo quy định của Bộ Giáo dục cho biết rằng chỉ những viên theo học các trường đại học theo tín chỉ mới được học song ngành. Và sinh viên chỉ đăng ký học song ngành sớm nhất với điều kiện đã là sinh viên năm thứ hai của ngành học thứ nhất.
Tuy nhiên, không phải trường Đại học nào cũng có chương trình học song ngành. Vì thế bạn cần lưu ý rằng nên tìm hiểu kỹ trên website của trường và các quy định của Bộ Giáo dục trước khi đưa ra quyết định đăng ký và học tập.
Nếu bạn phân vân không biết học song song hai ngành nào thì hãy tham khảo hai ngành sau:
Những đối tượng nên học song ngành
1. Sinh viên không thích ngành học hiện tại
Đến đây bạn đã phần nào hiểu định nghĩa học song ngành là gì? Đôi khi nhiều bạn lựa chọn ngành học dựa rất vào ý kiến từ người khác. Và sau đó khi trúng tuyển và học tập lại cảm thấy nó không phù hợp với bản thân và muốn theo học ngành khác. Thì song ngành là lựa chọn được coi là tốt nhất cho bạn lúc này, nó được coi như là “cứu cánh” trong tương lai.
Thay vì chỉ cố gắng học tập để qua môn ở ngành học mình không thấy hứng thú thì bạn hoàn toàn có thể học ngành mình yêu thích, có thêm kiến thức, kỹ năng. Đặc biệt hơn nó giúp bạn mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
2. Sinh viên yêu thích cả hai ngành học
Khi bạn yêu thích cả hai ngành học thì bạn không nên bỏ lỡ học song ngành. Nhờ đó, bạn sẽ phát huy được thế mạnh của bản thân, khai thác hết tiềm năng ở hai mảng khác nhau. Và nó cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn so với việc học thêm văn bằng 2 sau khi tốt nghiệp.
3. 2 ngành học bổ trợ cho nhau
Đối với các ngành học có liên kết mật thiết với nhau hoặc nếu việc học cả 2 ngành sẽ tạo thuận lợi cho bạn đạt được mục tiêu của mình thì chương trình song ngành vô cùng phù hợp với bạn. Đơn giản khi bạn muốn mở một trung tâm tiếng Trung trong tương lai. Thì việc học song ngành giữa ngôn ngữ Trung và Quản trị kinh doanh sẽ bổ trợ cho nhau và phần nào đó giúp bạn được được mục tiêu. Nhớ tích luỹ kiến thức từ hai ngành học này là “nền móng” quan trọng giúp bạn tiến bước nhanh hơn.
Điều kiện để học song ngành
Sau khi tìm hiểu khái niệm học song ngành là gì? Hãy cùng tìm hiểu điều kiện để học song ngành trong phần tiếp theo của bài viết.
1. Chỉ sinh viên theo học các trường đào tạo theo tín chỉ
Như đã đề cập ở trên chỉ những sinh viên theo học tạo các trường đào tạo theo tín chỉ mới được học song ngành. Theo khoản 1 Điều 18 Quy chế đào tạo chương trình đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT, đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai.
Hiện nay, rất nhiều trường đại học đào tạo theo tín chỉ cho phép sinh viên được học cùng lúc hai chương trình học. Tuy nhiên để được học song song chương trình, 2 chuyên ngành khác nhau, sinh viên phải đáp ứng được một số quy điều kiện nhất định.
2. Điều kiện học song ngành
Tại khoản 2 Điều 18 Quy chế đào tạo chương trình đại học quy định, sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:
– Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
– Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
Ngoài điều trên, tùy từng chương trình học, chuyên ngành mà các trường sẽ đặt ra các yêu cầu riêng cho sinh viên muốn học song ngành như: trình độ ngoại ngữ và các chứng chỉ liên quan, không bị kỷ luật, cảnh cáo…
Học song ngành mang lại cơ hội gì?
Bạn có từng thắc mắc và tự hỏi rằng việc học song ngành mang lại những lợi ích gì. Việc học tập này mang lại cơ hội như thế nào. Phần nội dung ngay sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
1. Bạn sẽ có kiến thức phong phú hơn
Đầu tiên mà bạn nhận được nhất là đó là vốn kiến thức sẽ tăng lên rất nhiều .Lượng kiến thức và kỹ năng bạn nhận được sẽ nhiều và đa dạng hơn nếu như chỉ học một ngành. Mỗi một ngành đều có những kiến thức khác nhau, bạn học càng nhiều ngành thì những tri thức bạn tiếp xúc là rất nhiều, điều này sẽ khiến những bạn ham tìm tòi học hỏi cảm thấy hứng thú. Đặc biệt khi bạn học hai ngành trong cùng một lĩnh vực, thì kiến thức ở hai ngành đó có thể bổ trợ lẫn nhau giúp bạn thấu hiểu vấn đề một cách tận gốc. Từ đó sự am hiểu, kiến thức và các kỹ năng của bạn chắc chắn sẽ được mở rộng.
Ngoài ra, trong quá trình học tập song song hai ngành học sẽ giúp bạn khám phá được nhiều điều. Tìm được điểm mạnh của mình, ngành học nào mình yêu thích và từ đó tạo bước đệm để bạn định hướng tốt trong tương lai.
2. Tăng cơ hội việc làm
Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng đây là mục đích cốt lõi mà người học song ngành hướng đến. Việc sở hữu kiến thức từ hai ngành học sẽ mở ra cho bạn cơ hội việc làm vô cùng tốt. So với việc chỉ sở hữu một tấm bằng đại học và không có quá nhiều cho việc lựa chọn ngành nghề, thì với hình thức học này sẽ mang lại sự lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất với bản thân.
Có thể thấy thời đại số như hiện nay sự bùng nổ của Digital Marketing. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí Marketing của một công ty nước ngoài, trong tay bạn sở hữu tấm bằng cử nhân ngành Marketing và bằng tiếng Anh thì chắc chắn bạn sẽ được đánh giá cao hơn người khác.
3. Rèn luyện trong môi trường áp lực
Khi học song ngành bạn sẽ phải học nhiều kiến thức, nhiều môn học, nhiều bài tập và sẽ chịu rất nhiều áp lực trước những kỳ thi. Tuy nhiên dưới sự áp lực gần như gấp đôi đó sẽ giúp sinh viên rèn luyện cho mình các kỹ năng quản lý thời gian, quản lý và sắp xếp việc học tập và rèn luyện bản thân.
Như bạn đã biết, tri thức là vô giá nếu bạn muốn đầu tư trong tương lai. Đôi khi từ chính những áp lực đó sẽ khiến bạn trở nên linh động hơn, sáng tạo hơn đặc biệt hơn nó giúp bạn vượt qua những khó khăn dễ dàng hơn. Hơn nữa nó sẽ giúp bạn tích lũy những kinh nghiệm sống.
Hạn chế khi đăng ký học song ngành
Không ngoại lệ, khi đăng ký học song ngành sẽ tồn tại một số nhược điểm và hạn chế như:
- Mức chi trả cho học phí và các khoản phát sinh tăng lên
- Bạn phải chịu một áp lực lớn về việc học tập và cách sắp xếp thời gian cho phù hợp. Trong trường hợp bạn không sắp xếp thời gian và lịch học hai ngành cách tối ưu nhất sẽ kéo theo kết quả bị ảnh hưởng
- Khi học song ngành bạn cũng sẽ gặp phải những lần lịch học hai ngành chồng chéo, chưa kể đến việc lịch thi cũng sẽ trùng nhau
Tổng kết
Học song ngành mang đến cho bạn nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp trong tương lai và hơn hết hiện nay nó không còn xa lạ. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu phần nào học song ngành là gì và cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về hình thức học này.
Tham khảo thêm: Đại học từ xa là gì? Có tốt không? Bằng có giá trị