Cơ hội và thách thức của nghề kế toán
12:00 17/09/2024Giai đoạn công nghệ số đã thay đổi đáng kể nền kinh tế – xã hội Việt Nam, các ngành nghề cũng chịu ảnh hưởng nhất định. Nghề kế toán cũng không phải ngoại lệ, thay đổi tích cực và tiêu cực cũng đều diễn ra trong ngành nghề này. Cùng AOF E-learning tìm hiểu cơ hội và thách thức của nghề kế toán để hiểu rõ hơn sự biến chuyển của nghề này nhé!
1. Khái quát về ngành kế toán

Trước khi đi tìm hiểu về cơ hội và thách thức của nghề kế toán, chúng ta cùng điểm lại tổng quan kế toán và những công việc cần làm nhé!
Kế toán là gì?
Ngành Kế toán được phân thành hai loại như sau:
- Kế toán doanh nghiệp: vị trí ở các doanh nghiệp hoạt động với mục đích chính là kinh doanh sinh lời
- Kế toán công: vị trí ở những tổ chức hoạt động không vì mục tiêu là kinh doanh sinh lời, như tổ chức từ thiện xã hội, các tổ chức Nhà nước,…
Các công việc kế toán cần làm
Dưới đây là các công việc một kế toán trong doanh nghiệp cần làm:
- Thu nhận thông tin: Tiếp nhận thông tin từ các hoạt động kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp và ghi chép vào chứng từ kế toán dưới dạng phiếu thu, phiếu nhập, phiếu chi tiền,…
- Kiểm soát các khoản thu và chi: Quản lý các khoản thu, chi phát sinh trong hoạt động của công ty, doanh nghiệp, quỹ tiền mặt và các chứng từ đính kèm
- Tổng hợp chứng từ kế toán: Kiểm soát các chứng từ liên quan hoạt động thu chi phát sinh trong ngày
- Ghi nhận sổ sách kế toán: Ghi chép cụ thể, rõ ràng, minh bạch các số liệu của các hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp hàng ngày. Cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu và đưa vào sổ kế toán.
- Lập báo cáo tài chính cần thiết; Sau khi tổng hợp các số liệu đã ghi chép, kế toán lập báo cáo tài chính và trình lên ban lãnh đạo công ty
>> Xem thêm: Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp
2. Cơ hội và thách thức của nghề kế toán

Trong thời đại chuyển đổi số, nghề kế toán sẽ đối mặt với những cơ hội và thách thức như thế nào, cùng tìm hiểu nhé!
Cơ hội
- Tiếp cận được với chuẩn mực quốc tế: Cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra cho thị trường việc làm nói chung và ngành kế toán nói riêng cơ hội làm việc không giới hạn . Kế toán có thể làm việc từ xa, không cần phải đến công ty. Đồng thời sử dụng công nghệ điện toán đám mây, ngành kế toán có thể lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ, phục vụ cho việc chiết xuất dữ liệu và ra quyết định.
- Cơ hội mở rộng thị trường: Đối với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, đây là cơ hội để mở rộng thị trường sang các nước khác và học hỏi chuyên môn nhờ kết nối internet. Đối với các kế toán, họ cũng có cơ hội làm việc không giới hạn, có thể cạnh tranh trực tiếp với những kế toán viên nước khác.
- Nhu cầu kế toán có chuyên môn cao: Doanh nghiệp đang tăng với số lượng lớn, kéo theo đó là nhu cầu về kế toán chuyên nghiệp. Kế toán viên có chuyên môn về quy định pháp luật quốc tế và chuẩn mực kế toán sẽ có lợi thế cạnh tranh. Thị trường cũng cầu thiết các kế toán có khả năng phân tích dữ liệu và sử dụng các công cụ kỹ thuật.
- Cải thiện độ chính xác và giảm sai sót: Việc nhập dữ liệu bằng tay có thể gây ra nhiều lỗi, nhưng với sự cải tiến của công nghệ, các thuật toán xác thực dữ liệu được xây dựng, góp phần nâng cao độ chính xác. Thêm đó, hệ thống cũng có chắc năng thực hiện kiểm tra, đánh dấu những lỗi không nhất quán trong báo cáo tài chính.
Thách thức
Bên cạnh cơ hội, nghề kế toán cũng phải đối mặt với những khó khăn sau đây:
- Không đồng nhất giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế: Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng chuẩn mực kế toán phù hợp với trong nước, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điều gây ảnh hưởng đến quá trình hội nhập. Cần thiết xây dựng chuẩn mực kế toán phù hợp với quốc tế để theo kịp với xu hướng thế giới.
- Thiếu người lao động chất lượng cao: Đối với môi trường mang tính quốc tế, nguồn lao động cần phải được chuẩn hóa, kiến thức chuyên môn sâu và có những phương pháp làm việc hiệu quả.
- Yếu về nguồn cơ sở hạ tầng thông tin: Hiện tại, cơ sở hạ tầng của Việt nam phát triển không đồng đều, chủ yếu tập trung vào những thành phố lớn. Để tất cả các tỉnh thành đều bắt kịp được xu hướng quốc tế, điều kiện cần thiết phải phủ rộng hệ thống thông tin cho các tỉnh thành, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tính an toàn của dữ liệu.
- Sức ép cạnh tranh đối với thị trường kế toán nước ngoài: Đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải hoàn thiện nhanh chóng hơn, nếu không sẽ có nguy cơ phá sản, giải thể hoặc thu hẹp quy mô, phạm vi hoạt động.
- Tư duy lối mòn, chưa thích nghi với thời địa công nghệ số: Nhiều doanh nghiệp vẫn còn vận hành lối tư duy truyền thống, thay vì sử dụng công nghệ số, dẫn đến đi chậm so với tốc độ ở các thị trường quốc tế.
>> Xem thêm: Ngành kế toán trong 5 năm tới
3. Học đại học từ xa ngành kế toán – Học viện Tài chính

Quá hình học tập của ngành kế toán cũng thay đổi đáng kể. Trước đây, sẽ chỉ có các phương pháp học bài giảng truyền thống trên trường, các trường đại học cũng đang thay đổi phương pháp học từ lý thuyết sang thực tế, kéo dài các kỳ thực tập và tăng số lượng tình huống giả định mô phỏng.
Đồng thời, các trường đại học xây dựng thêm các chương trình đào tạo từ xa, phù hợp với nhiều đối tượng theo học. Nếu bạn muốn tham khảo chương trình học đại học ngành kế toán, tham khảo Hệ từ xa Học viện Tài chính nhé. Chương trình học tập nhận hồ sơ xét tuyển từ đối tượng có bằng THPT trở lên, không thi đầu vào và chương trình học online 100%. Đăng ký ngay dưới đây để được tư vấn viên của liên hệ ngay trong ngày!