Chọn ngành nghề phù hợp cho người chưa có định hướng nghề nghiệp
16:34 18/11/2022Chọn ngành nghề phù hợp là khởi đầu tươi sáng cho một cuộc đời ý nghĩa và một sự nghiệp thành công. Đây chính xác là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi tới bạn. Vậy nên, dù bạn có là học sinh lớp 12 đang mông lung về ngành học. Hay một sinh viên mới ra trường loay hoay với câu chuyện “ tìm nghề ”. Đừng vội lo lắng! Hãy tham khảo bài viết những điều cần làm cho người chưa có định hướng nghề nghiệp mà eaof.vn chia sẻ dưới đây nhé!
- 1 Những điều cần làm khi chọn ngành nghề phù hợp
- 1.1 Điều số 1: Tìm hoặc tạo ra cho bản thân một mục tiêu nghề nghiệp
- 1.2 Điều số 2: Đánh giá tiềm năng phát triển của bản thân
- 1.3 Điều số 3: Cân nhắc đến nhu cầu tuyển dụng của xã hội
- 1.4 Điều số 4: Lưu ý đến hoàn cảnh tài chính gia đình của bạn
- 1.5 Điều số 5: Tìm ra đơn vị học tập và làm việc phù hợp
- 2 Lời khuyên về chọn ngành nghề phù hợp
Những điều cần làm khi chọn ngành nghề phù hợp
Bạn cần làm những việc gì hay trả lời những câu hỏi nào để có thể chọn ngành nghề phù hợp:
Điều số 1: Tìm hoặc tạo ra cho bản thân một mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu là kết quả mong muốn mà bạn cam kết phải đạt được. Vậy nên, xác định được mục tiêu nghề nghiệp là bạn đang xác định kim chỉ nam cho sự nghiệp của bản thân.
Bắt đầu bằng việc lên danh sách công việc bạn muốn làm, chức vụ bạn muốn thử hay lĩnh vực bạn muốn trải nghiệm.
Tiếp theo hãy tận dụng mọi nguồn tham khảo để tìm hiểu chi tiết từng thứ bạn muốn. Nếu là ngành học hãy hỏi thăm từ các anh chị khóa trên, cùng trường bạn muốn thi vào càng tốt. Còn nếu là nghề nghiệp hãy tham khảo trên các trang tuyển dụng. Có điều lưu ý, thứ bạn muốn với thực tế đôi khi có sự chênh lệch nên bạn cần chuẩn bị một tư duy linh hoạt.
Sau khi có đầy đủ thông tin, bạn hãy chọn những ngành những nghề đáp ứng được nhu cầu của bản thân.
Ví dụ bạn muốn trải nghiệm công việc của một kế toán. Vậy mục tiêu nghề nghiệp của bạn là muốn biết trên thực tế trong doanh nghiệp kế toán làm những gì. Từ đó, bạn đề cao những công ty tuyển thực tập sinh kế toán hơn. Công ty này có thể không trả lương hay trả lương thấp, có thể xa nhà. Tuy nhiên, họ phải đạt điều kiện tối thiểu là có người đào tạo cầm tay chỉ việc cho bạn.
Điều số 2: Đánh giá tiềm năng phát triển của bản thân
Để chọn ngành nghề phù hợp, bạn cần biết cách đánh giá tiềm năng phát triển của bản thân qua ba tiêu chí:
- Kiến thức: bạn cần biết ngành đó thi khối nào? Cần tối thiểu bao nhiêu điểm để đỗ? Hay công việc đó yêu cầu sử dụng thành thạo phần mềm nào?Một số thuật ngữ chuyên ngành bạn đã biết chưa?
- Kỹ năng: ngành đó cần những kỹ năng nào? Bạn muốn làm diễn viên thì bạn cần biết diễn xuất, cơ mặt thể hiện cảm xúc linh hoạt. Bạn muốn trở thành một nhà quản trị thì bạn cần biết thuyết phục, đàm phán,…Liệt kê và phân tách chi tiết kỹ năng cứng và kỹ năng mềm càng tốt.
- Tính cách: ngành nghề phù hợp với tính cách như thế nào? Ngoại giao nên ưu tiên người sôi nổi, kế toán ưu tiên người tỉ mỉ, quản trị kinh doanh ưu tiên người quyết đoán,…
>> Xem thêm: Danh sách các trường có ngành quản trị kinh doanh
Điều số 3: Cân nhắc đến nhu cầu tuyển dụng của xã hội
Không ai bảo bạn phải từ bỏ thứ bản thân bạn yêu thích hay đam mê. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc đến nhu cầu tuyển dụng của xã hội.
Ngành nghề không liên quan đến công nghệ, cần đến bàn tay khối óc con người, bạn hoàn toàn có thể bất chấp theo đuổi. Bởi những ngành này chỉ cần bạn đủ kiên trì bất kể bao năm thì trước sau bạn cũng có trái ngọt để ăn.
Còn riêng những ngành đòi hỏi đến công nghệ thì khác. Đây là thời đại của máy móc, của thiết bị thông minh. Những thứ này sẽ thay đổi và phát triển từng ngày. Nên nếu bạn không cân nhắc thì rất có khả năng trong tương lai máy móc sẽ thay thế bạn làm việc. Tình huống đó mà xảy ra thì tương đương với việc bạn thất nghiệp.
Vậy nên, vấn đề bàn luận trong bài viết này là chọn ngành nghề phù hợp chứ không phải chuyện “ đi làm vì đam mê ”.
Điều số 4: Lưu ý đến hoàn cảnh tài chính gia đình của bạn
Chọn học phí phù hợp quan trọng không kém việc chọn ngành nghề phù hợp. Mức học phí của các trường đại học có rất nhiều loại. Có trường học phí rất cao nhưng cũng có trường học phí thấp. Tuy nhiên, chọn trường học phí phù hợp với tài chính gia đình sẽ giúp con đường học hành của bạn được chuyên tâm hơn.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm hình thức đào tạo trực tuyến từ xa của các trường đại học khác. Với điều kiện gia đình khó khăn yêu cầu bạn phải vừa học vừa làm thì đây chính là giải pháp tốt nhất. Chọn ngành nghề phù hợp với chi phí thấp, có thời gian đi làm mà vẫn thu nạp được kiến thức, bằng cấp tương đương chính quy.
>> Xem thêm: Học đại học trực tuyến có tốt không? Ưu điểm nổi bật là gì?
Điều số 5: Tìm ra đơn vị học tập và làm việc phù hợp
Một môi trường đào tạo phù hợp sẽ tạo ra một con người chất lượng. Tại đó, bạn có thể học tập được nhiều điều bổ ích từ kiến thức đến kỹ năng.
Nếu là môi trường đại học, bạn hãy quan tâm đến:
- Thời gian học ra trường là bao nhiêu năm?
- Có những hình thức đào tạo nào?
- Khối thi tuyển vào ngành đó? Điểm sàn 3 năm liên tiếp của ngành?
- Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường? Tỷ lệ sinh viên ngành đó tốt nghiệp ra trường?
- Cơ sở vật chất trong lớp học ra sao?
- Đội ngũ giảng viên có những thành tựu gì?
- Học bổng của trường
Còn nếu là môi trường làm việc, bạn chú ý đến:
- Sản phẩm công ty kinh doanh
- Người mở ra công ty là ai? Thành tựu là gì?
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm liên tiếp
- Lộ trình thăng tiến trong công việc
- Chế độ lương, đãi ngộ, bảo hiểm,…
- Môi trường làm việc thiên về hoạt bát, sôi nổi hay nghiêm túc,…
- Cơ sở vật chất của doanh nghiệp
- Thành tựu của doanh nghiệp
Lời khuyên về chọn ngành nghề phù hợp
Dù cho bạn có là ai nhưng chỉ cần bạn chưa biết chọn ngành nghề phù hợp thì hãy tham khảo bài viết này. Bạn đừng lo lắng điều gì bởi hoang mang khi phải đối diện ngã rẽ lớn của cuộc đời là thứ ai cũng trải qua. Điều quan trọng nhất là bạn phải để bộ não bản thân luôn ở tình trạng thoải mái. Hãy bình tĩnh và từ từ khám phá dần con người ẩn sâu bên trong bạn. Điểm mạnh, điểm yếu, niềm đam mê sẽ dần được khai phá thôi.