logo aof

Học Viện Tài Chính

Trung tâm đào tạo từ xa

Hotline: 094.162.8017


Thứ 2 - Thứ 7

Trạm Tuyển Sinh - AUM


116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Học kế toán có làm được kiểm toán không?

Trang chủ - Học kế toán có làm được kiểm toán không?

Học kế toán có làm được kiểm toán không?

16:00 16/11/2022

Trong nền kinh tế hiện đại hóa, công nghệ hóa như hiện nay, việc xuất hiện nhiều ngành nghề mới và cần nhiều nhu cầu hơn đối với các ngành cũ. Đặc biệt trong số đó phải kể đến hai ngành nghề chiếm được cảm tình và sự quan tâm nhất của các bạn sinh viên cũng như các bậc phụ huynh hiện nay: Ngành kế toán và ngành kiểm toán. Không ít người băn khoăn rằng học kế toán có làm được kiểm toán không?

1. Bối cảnh ngành kế toán và kiểm toán

hoc ke toan co lam kiem toan duoc khong

Đây là hai ngành có số lượng sinh viên theo học đông đảo nhất trong các khối ngành kinh tế. Điều nào gây nên sức hút, ma lực nào lôi kéo nhiều bạn trẻ theo hai ngành này như vậy? Để làm rõ điều này, lý do đầu tiên và cũng là xu hướng phát triển của xã hội, đó là sự tăng trưởng của kinh tế trong những năm trở lại đây.

Việt Nam không ngừng thúc đẩy kinh tế và có những mối quan hệ hợp tác khăng khít với nhiều nước phát triển, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tiếp thu các tri thức hiện đại về các chương trình đào tạo, làm tăng nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài chảy về nước,… Điển hình là sự nghiên cứu thị trường và việc thành lập các chi nhánh của các tập đoàn đa quốc gia.

Bên cạnh đó, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, Chính phủ có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước và kích thích việc sản xuất kinh doanh, làm tăng quy mô lẫn số lượng doanh nghiệp trong nước.

Xem thêm: Học kế toán online dành cho người đã đi làm

Nhận thấy sự phát triển của doanh nghiệp, các ngành nghề kinh tế có nhu cầu nhân lực cao, vì thế kế toán và kiểm toán là hai ngành được các bạn trẻ yêu thích và mang trong lòng niềm hy vọng khi tốt nghiệp sẽ dễ dàng tìm được việc làm.

Tuy nhiên, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có những phẩm chất, tiêu chuẩn nhất định để các bạn xem xét và chọn lựa sao cho phù hợp với bản thân mà không chỉ chạy theo xu hướng học tập của số đông trong xã hội. Vì thế, các bạn cần có cái nhìn tổng quan và bao trùm về hai ngành nghề này và phân biệt được sự khác nhau giữa hai ngành.

Thông thường, rất nhiều bạn có sự nhầm lẫn giữa kế toán và kiểm toán và đánh đồng hai ngành này với nhau do chưa được tìm hiểu thông tin cụ thể. Thực chất kế toán và kiểm toán là hai ngành khác nhau, đồng thời nó cũng có sự liên kết với nhau. Sự khác nhau giữa hai ngành này là gì? Có sự liên kết như thế nào? Liệu học kế toán có thể làm được kiểm toán hay không? Hãy cũng tìm hiểu những thông tin đó qua bài viết này.

2. Đối với chuyên ngành kế toán

hoc ke toan co lam kiem toan duoc khong

Khi mới được tiếp xúc với chương trình học ở các bậc đại học, cao đẳng, các bạn học chuyên ngành kế toán sẽ được giới thiệu tổng quát về kiến thức cơ sở ngành và các môn cơ sở các bạn cần học, ví dụ như: nguyên lý kế toán, nguyên lý thống kê,…

Sau đó khi đã năm được kiến thức cơ bản và những hiểu biết cơ bản về kế toán, bạn sẽ tiếp tục được đào tạo các kiến thức chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn. Đây là những môn học chuyên sâu và chương trình học tương đối nặng, nhưng bạn buộc phải cố gắng học các nghiệp vụ và nắm vững nó thì mới có thể làm tiền đề cho công việc sau này.

Bên cạnh các môn chuyên ngành, bạn sẽ được đào tạo kèm các môn cơ sở của ngành kiểm toán. Đó là những hiểu biết sơ khai về việc kiểm toán viên tiếp cận với các kế toán viên, bởi đối tượng của kiểm toán viên là các báo cáo tài chính, vì thế các kế toán viên buộc phải học về các nghiệp vụ cơ bản của kiểm toán để có thể nắm rõ những luật, nguyên tắc khi lập báo cáo cũng như cách mà kiểm toán viên tìm ra lỗi sai của đối tượng kiểm toán.

=>> Xem thêm: Ngành kế toán là gì?

3. Đối với ngành kiểm toán

hoc ke toan co lam kiem toan duoc khong

Môn cơ sở ngành, căn bản của ngành kiểm toán cũng tương tự như đối với ngành kế toán. Tuy nhiên các môn chuyên ngành thì tập trung đào tạo và vận dụng các nghiệp vụ kiểm toán.

Sở dĩ hai ngành học này có sự liên kết với nhau là do đối tượng thực hiện của hai ngành tương tự. Nếu như kế toán là người lập ra báo cáo tài chính thì kiểm toán viên là người kiểm tra và đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính đó.

Về cơ bản, hai ngành này phải có sự hiểu biết về ngành kia thì mới có thể nắm được cách làm việc của nhau. Ví dụ: kế toán viên biết được quy trình kiểm toán của các kiểm toán viên, nắm được các điểm cần lưu ý và hay sai sót, kế toán viên từ đó có thể phát hiện và khắc phục kịp thời trước khi có sự kiểm toán báo cáo tài chính.

Vì vậy, việc chuyển từ công việc kế toán viên sang kiểm toán viên không phải là quá khó khăn. Mà phải lưu ý rằng kế toán là ngành dễ chuyển sang ngành kiểm toán nhất trong tất cả các khối ngành kinh tế, do kiến thức về chuyên ngành có sự khá tương đồng.

=>> Xem thêm: Ngành kế toán trong 5 năm tới

4. Học kế toán có làm được kiểm toán không?

hoc ke toan co lam kiem toan duoc khong

Như đã nhắc phía trên, đây là hai ngành học có cơ hội xin việc cao, nhu cầu của xã hội đối với các ngành này cũng rất nhiều. Do sự bùng nổ về số lượng các doanh nghiệp, kế toán là ngành nghề cần nhiều nhân lực trong một doanh nghiệp, không có doanh nghiệp nào thiếu đi vị trí kế toán được.

4.1 Đối với người học ngành kế toán

Kế toán là vị trí có nghiệp vụ chuyên môn cao, đòi hỏi nhiều về phẩm chất cũng như năng lực: chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận, trung thực, khả năng ghi nhớ và thuần thục các kỹ năng chuyên môn. Nghiệp vụ của kế toán cần một khoảng thời gian tương đối dài để có thể học, ghi nhớ và thực hành thành thạo. Chính vì thế, các vị trí kế toán viên cao có kinh nghiệm trong ngành thường rất nhạy bén, tinh anh và có khả năng nhớ các nghiệp vụ liên quan.

Đồng thời khi theo học ngành kế toán, bán sẽ được tiếp xúc và học về các nghiệp vụ cơ bản của kiểm toán. Báo cáo tài chính là đối tượng của các nhân viên kiểm toán, không kỳ là gì khi một kế toán viên chính là người hiểu rõ về báo cáo tài chính nhất. Thậm chí, nếu kế toán viên có thâm niên công tác trong ngành khoảng từ 5 đến 7 năm thì có thể thấu rõ các sai sót hay mắc phải hay các quy trình kiểm toán mà và việc kiểm tra các báo cáo tài chính đối với họ không hề khó khăn.

Thực tế, môn cơ sở của kiểm toán mà các sinh viên ngành kế toán được tiếp cận đã khá bao quát và đầy đủ về nghiệp vụ và cách thức kiểm toán. Nếu bạn chịu khó tìm hiểu kỹ lưỡng hay làm kế toán một thời gian và để ý đến các chi tiết thì bạn sẽ có thể nắm bắt được công việc kiểm toán. Việc lập các báo cáo hay các giấy tờ của riêng ngành kiểm toán có thể dễ dàng học hỏi trong thời gian ngắn tập trung.

=>> Xem thêm: Nên học kế toán công hay kế toán doanh nghiệp

Tuy bên cạnh sự dễ dàng học hỏi trong nghiệp vụ, bạn cũng phải đối mặt với những trải nghiệm hoàn toàn mới mà ngành kiểm toán mang lại. Kiểm toán viên cũng có khối lượng công việc cực kỳ đồ sộ và phải liên tục di chuyển để gặp gỡ khách hàng, đối tác. Việc di chuyển này có thể là bất lợi gây cản trở cho các bạn kế toán quen với công việc ngồi bàn giấy.

Chính vì thế, nếu bạn học ngành kế toán, có kinh nghiệm làm việc một thời gian dài và muốn chuyển sang ngành kiểm toán thì hoàn toàn có thể được, nhưng cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với tính chất công việc.

4.2 Đối với người học kiểm toán

Ngược lại, đối với những người học ngành kiểm toán có nguyện vọng chuyển sang nghề kế toán thì có chút khó khăn. Do nghiệp vụ của kế toán rất phức tạp và khác hẳn so với kiểm toán. Kiểm toán chỉ kiểm tra các chứng từ, hóa đơn, báo cáo tài chính để phát hiện sai sót và bất cập nhưng họ chỉ có những kiến thức lý thuyết cơ bản đủ để có thể tư duy và kiểm tra giấy tờ tài chính.

Thực tế nghiệp vụ của kế toán không chỉ dừng lại ở việc kê khai chứng từ, viết hóa đơn, ghi chép sổ sách hay lập báo cáo tài chính,… mà kế toán cần phải có nhiều kỹ năng xử lý công việc hạch toán, nhập dữ liệu và cách thức quản lý tài chính của doanh nghiệp,…

Hơn nữa kế toán có rất nhiều vị trí và công việc tùy thuộc cũng khác nhau. Mặc dù đều là quản lý dòng tiền của doanh nghiệp, nhưng kế toán thủ kho khác với kế toán công nợ. Trong khi kế toán thủ kho phải làm các công việc và thực hiện các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho thì kế toán công nợ theo dõi và quản lý các khoản phải thu và phải trả của doanh nghiệp.

Đặc biệt, với vị trí kế toán tổng hợp, bạn sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ của các kế toán gộp lại, khối lượng công việc lớn và yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn cao, kiến thức rộng lớn hơn và khác hẳn những mảng kiểm toán viên được đào tạo.

Tóm lại, việc chuyển ngành từ kế toán sang kiểm toán viên có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau: Do địa vị kiểm toán được coi trọng hơn, đãi ngộ cao hơn, hay muốn làm việc trong môi trường khác,… Cho dù là bất cứ lý do gì thì việc chuyển đổi ngành không quá gian nan, miễn là bạn đã biết đến nó, biết đến khả năng và năng lực của bản thân, chấp nhận sự thách thức trong môi trường làm việc mới.

Riêng việc trở thành một kế toán viên giỏi có kinh nghiệm trong ngành là điều không dễ gì có thể đạt được. Điều đó chứng tỏ được năng lực của bản thân bạn và được mọi người nể trọng. Vì thế, việc bạn chuyển nghề sang kiểm toán hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn đã có quyết định cuối cùng.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này, eAOF hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Học kế toán có làm được kiểm toán không?”. Chúc bạn học tập tốt và có quyết định đúng đắn trong sự nghiệp của mình.

=>> Xem thêm: Ngành kế toán


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

FanpageYoutubeTiktok

Liên hệ trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Loading...
Mountains

Hỗ Trợ

Trang chủGiới thiệuNgành họcLịch khai giảngLiên hệTin tức
Đối-tác

© 2023 Copyright by IT AUM